Yêu cầu 4.1 Tính khách quan- ISO/IEC 17025

1318

Trong chuỗi bài giảng ISO/IEC 17025:2017, Trí Phúc lần lượt trình bài các yêu cầu và hướng dẫn cách thực hiện. Mời các bạn xem video Yêu cầu 4.1 Tính khách quan bên dưới.

Video này trình bày 4 nội dung

    1. Tính khách quan là gì
    2. Yêu cầu tính khách quan.
    3. Cam kết tính khách quan
    4. Quy trình thực hiện tính khách quan.

1.Tính khách quan (Impartiality) là gì?

Là Sự thể hiện của tính vô tư. Yêu cầu 4.1 Tính khách quan- ISO/IEC 17025

Vô tư có nghĩa là không có xung đột về lợi ích hoặc nếu có xung đột lợi ích thì phải được giải quyết sao cho không ảnh hưởng bất lợi đến các hoạt động sau đó của phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn.

Khi chúng ta nói “xung đột lợi ích”, đây là “lợi ích cá nhân” có xu hướng xung đột với trách nhiệm. và việc ra quyết định liên quan đến các hoạt động của phòng thí nghiệm. Đây có thể là hoạt động bên ngoài hoặc hoạt động bên trong công ty.

Dưới đây là một số tình huống có thể nảy sinh Xung đột lợi ích:

  1. Khách hàng là người thân hoặc đối tác kinh doanh.
  2. Nhà cung cấp là người thân.
  3. Khi nhân viên lạm dụng bất kỳ thông tin nào từ công việc của mình để trục lợi.
  4. Khi nhận một món quà từ một khách hàng để đổi lấy một quyền lợi gì đó ảnh hưởng đến phòng thử nghiệm.

Khách quan còn là

  • Tự do khỏi sự thiên vị nghĩa là không ủng hộ bất kỳ yêu cầu nào liên quan đến việc làm sai lệch kết quả.
  • Tách rời nghĩa là kỹ thuật viên không tham gia vào hoạt động kinh doanh, tiếp thị nơi họ thực hiện thử nghiệm, hiệu chuẩn.
  • Công bằng nghĩa là Công ty không gây áp lực về tài chính cho để sửa đổi kết quả.

Nói một cách ngắn gọn. Lãnh đạo của phòng thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn phải cam kết thực hiện và đưa ra. các biện pháp để tránh gây áp lực vào việc sửa đổi kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn. Các áp lực này đến từ bất kỳ mối quan hệ nào của phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn.

Các ví dụ về việc không khách quan.

  • Người quản lý gây áp lực buộc các kỹ thuật viên phải bỏ một số bước để trả kết quả cho khách hàng nhanh hơn. mà các bước bỏ đó chưa được xác nhận có ảnh hưởng đến kết quả hay không.
  • Thỏa hiệp với khách hàng để bỏ qua các kết quả bất lợi với khách hàng, nhằm đạt được một quyền lợi nào đó.
  • Yêu cầu nhân viên sửa đổi kết quả hoặc trả kết quả mà phòng không thử nghiệm.

Các mối quan hệ cần xem xét bao gồm:

  • Phòng kinh doanh với khách hàng.
  • Nhân viên phòng thử nghiệm với khách hàng.
  • Cấp trên với nhân viên
  • Giữa các nhân viên với nhau
  • Người thân của nhân viên với khách hàng.

Nếu xác định các mối quan hệ này tiềm ẩn những rủi ro có thể gây ra tính không khách quan. thì phải có kế hoạch loại bỏ hoặc giảm thiểu.

2.Các yêu cầu của tính khách quan.

Có 4 mục nhỏ trong yêu cầu này bao gồm:

4.1.1  Hoạt động thử nghiệm phải được thực hiện một cách khách quan và phải được tổ chức và quản lý sao cho đảm bảo tính khách quan.

4.1.2  Lãnh đạo phòng thử nghiệm phải cam kết về tính khách quan.

4.1.3  Phòng thử nghiệm phải chịu trách nhiệm đối với tính khách quan trong các hoạt động của mình và không được cho phép các áp lực thương mại, tài chính hoặc các áp lực khác làm ảnh hưởng đến tính khách quan.

4.1.4  Phòng thử nghiệm phải nhận diện các rủi ro đối với tính khách quan của mình một cách liên tục. Điều này phải bao gồm các rủi ro nảy sinh từ các hoạt động hoặc từ các mối quan hệ của phòng thử nghiệm. hay các mối quan hệ của nhân sự của phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, các mối quan hệ này không nhất thiết thể hiện phòng thử nghiệm có rủi ro đối với tính khách quan.Yêu cầu 4.1 Tính khách quan- ISO/IEC 17025

Cần tư vấn, đào tạo ISO/IEC 17025 mời gọi 0919 099 777

Email: tuvandaotaotriphuc@gmail.com

3.Quy trình thực hiện

 

xem thêm sơ lược về ISO/IEC 17025:2017