Tính kết quả vi sinh

19743

Tính kết quả vi sinh là bước quan trọng trong phòng vi sinh, lựa chọn cách tính sai dẫn báo cáo sai kết quả.

Nguyên tắc đếm khuẩn lạc

  • Khi đếm khuẩn lạc đặc trưng, hay khuẩn lạc giả định, mô tả hình thái khuẩn lạc dựa theo phương pháp thử tương ứng.
  • Các trường hợp sau được xem là 1 khuẩn lạc:
    • Khuẩn lạc mọc loang rộng;
    • Các khuẩn lạc loang tạo thành chuỗi.
    • Khi phần loang < ¼ đĩa: đếm ở phần không bị loang và tính số đếm tương ứng cho cả đĩa.
    • Khi phần loang > ¼ đĩa: loại bỏ đĩa.
  • Số đếm tổng khuẩn lớn nhất cho phép trên đĩa 90 mm là 300 CFU ;
  • Số đếm khuẩn lạc đặc trưng hoặc giả định lớn nhất là 150 CFU .

Tính kết quả vi sinh và biểu diễn kết quả (phương pháp đổ đĩa)

1.Trường hợp chung (đếm tổng khuẩn hoặc khuẩn lạc đặc trưng)

  • Để kết quả có giá trị, yêu cầu chung cho việc đếm các khuẩn lạc là các đĩa phải có ít nhất 10 khuẩn lạc (tất cả các khuẩn lạc, khuẩn lạc đặc trưng hay các khuẩn lạc đã được khẳng định).
  • Trường hợp làm thử nghiệm với mẫu thử 1đĩa/nồng độ: Tổng lượng vi sinh vật có trong mẫu thử, N, được lấy trung bình từ hai nồng độ pha loãng kế tiếp nhau được tính theo công thức sau:

N= ∑c/ (v x 1.1x d) (CFU /g)/ (CFU /mL)

  • Trường hợp làm thử nghiệm với mẫu thử 2 đĩa/nồng độ: Tổng lượng vi sinh vật có trong mẫu thử, N, được lấy trung bình từ hai nồng độ pha loãng kế tiếp nhau được tính theo công thức sau:

N= ΣC/( Vx (n1 + 0.1 x n2) x d)) (CFU /g)/ (CFU /mL)

Trong đó

∑C  tổng số khuẩn lạc đếm được từ hai nồng độ pha loãng liên tiếp, trong đó số khuẩn lạc đếm được ít nhất phải là 10;

V       thể tích mẫu cấy vào mỗi đĩa, mL;

d       hệ số pha loãng ứng với độ pha loãng thứ nhất.

n1     số đĩa ở nồng độ pha loãng thứ nhất.

n2     số đĩa ở nồng độ pha loãng thứ hai .

  • Làm tròn kết quả tính toán thành hai chữ số có nghĩa.
  • Nếu chữ số thứ 3 nhỏ hơn 5 thì giữ nguyên chữ số phía trước.
  • Nếu chữ số thứ 3 lớn hơn hoặc bằng 5 thì tăng 1 đơn vị cho chữ số phía trước.
  • Lấy chữ số kết quả là từ 1,0 tới 9,9 nhân cho lũy thừa của 10, hoặc số nguyên với hai chữ số có nghĩa.
  • Biểu thị kết quả như sau: Số vi sinh vật N có trong 1 mL hoặc 1 g mẫu.

2.Trường hợp sau khi được xác nhận lại hoặc khẳng định

  • Số khuẩn lạc trên mỗi đĩa nghiệm đúng thử nghiệm khẳng định được tính theo công thức sau:

a=C x (b/A)

Trong đó

b:   số khuẩn lạc nghiệm đúng trong số các khuẩn lạc chọn làm khẳng định A;

C:  tổng số khuẩn lạc nghi ngờ đếm được trên đĩa.

  • Làm tròn kết quả tính toán thành số nguyên gần nhất.
  • Nếu số đầu tiên sau dấu thập phân nhỏ hơn 5 thì không thay đổi giá trị phía trước.
  • Nếu số đầu tiên sau dấu thập phân lớn hơn hoặc bằng 5 thì tăng 1 đơn vị cho chữ số phía trước.
  • Tính toán số vi sinh vật nghiệm đúng có trong mẫu kiểm tra theo công thức:

N= ∑c/ (v x 1.1x d) (CFU /g)/ (CFU /mL)

  • Trong đó

tổng số khuẩn lạc nghiệm đúng từ hai nồng độ pha loãng liên tiếp, CFU .

V       thể tích mẫu cấy vào mỗi đĩa, mL;

d       hệ số pha loãng ứng với độ pha loãng thứ nhất.

  • Làm tròn và biểu diễn kết quả như ở phần 2.1.
Giá trị ước lượng.
      • 2.3.1. Số đếm ở độ pha loãng đầu tiên < 10 khuẩn lạc
    • Nếu đĩa có “4 ≤ a (CFU ) < 10, tính toán kết quả như trường hợp chung ở phần 2.1, báo cáo kết quả là “số ước lượng” vi sinh vật trên g hoặc mL sản phẩm
    • Nếu đĩa có 1 – 3 CFU , độ chính xác của kết quả thấp, do đó kết quả sẽ được báo cáo: “Số lượng vi sinh vật có trong mẫu < (4/d) CFU /g hoặc CFU /mL
      • 2.3.2. Độ pha loãng đầu tiên không có khuẩn lạc
    • Nếu đĩa từ mẫu kiểm tra (sản phẩm lỏng), hoặc huyền phù ban đầu (sản phẩm khác), hoặc từ độ pha loãng đầu tiên đã cấy, không có khuẩn lạc nào thì biểu thị kết quả như sau:

Ne< 1/d (CFU / mL) hoặc (CFU /g).

d:  độ ph a loãng của dịch huyền phù ban đầu hoặc độ pha loãng đầu tiên đã cấy.

Các trường hợp đặc biệt khi đếm khuẩn lạc đặc trưng hoặc giả định

  • Tổng số khuẩn lạc trên đĩa x1 > 300 CFU và, và có hiện diện khuẩn lạc đặc trưng và đĩa x2 có < 300 nhưng không có khuẩn lạc đặc trưng, báo cáo kết quả số khuẩn lạc trong mẫu:

1/d1 <Ne<1/d2  (CFU / g) hoặc (CFU /mL)

  • Tổng số khuẩn lạc trên đĩa x1 > 300 CFU và đĩa x2 có < 300, và cả 2 đĩa không có hiện diện khuẩn lạc đặc trưng, báo cáo kết quả số khuẩn lạc trong mẫu:

Ne<1/d2 mL (g)

               d1 và d2 là hệ số pha loãng tương ứng với số đếm khuẩn lạc thu nhận x1 và x2.

Các trường hợp đặc biệt khác

  • x1> 300 CFU (hoặc 150 CFU ), x2 < 10 CFU ; tính toán như sau:
  • 300 ≤ x1 ≤ 334 (hoặc 150 ≤ x1 ≤ 167), áp dụng công thức tính ở 2.1.
  • x1> 334, x2 ≥ 8, ước lượng số đếm dựa trên x2.
  • x1> 334, x2 < 8, kết quả không có giá trị.
  • x1, x2 > 300 CFU (hoặc 150 CFU ); tính toán và báo cáo như sau:
  • N > 300/d2 CFU /g hoặcr CFU /mL” trường hợp đếm tổng số.
  • N > 300 × b/A × 1/d2 CFU /g hoặc CFU /mL” trường hợp đếm có khẳng định.

3.Tính toán và biểu diễn kết quả phương pháp màng lọc: (Theo ISO 8199)

Đối với phương pháp màng lọc khi đọc kết quả chọn các đĩa có số đếm tổng các khuẩn lạc trong khoảng 10-200 hoặc lựa chọn các đĩa có số đếm khuẩn lạc điển hình trong khoảng 10-100.

Trường hợp chung

Tổng số khuẩn lạc trên màng lọc trong một đơn vị thể tích mẫu lọc sẽ được tính thức công thức:

Cs = Zx Vs/ Vtot

Trong đó:

Cs : số khuẩn lạc có trong thể tích mẫu Vs

Z : số khuẩn lạc trên màng ở độ pha loãng d1, d2,… di

Vs : thể tích được chọn để biểu diễn kết quả

Vtot : tổng thể tích tính được từ mẫu ban đầu trên các màng hoặc là tổng các phần riêng biệt   từ mẫu thử , được tính theo công thức                                 Vtot = n2 x V2 x d2 + n2 x V2 x d2+ … ni x Vi x di

                              Trong đó:

n1, n2, ni :     số màng ở độ pha loãng d1, d2,… di

V1, V2, Vi :    thể tích sử dụng ở độ pha loãng d1, d2,… di

d1, d2, di :     độ pha loãng ở thể tích V1, V2, Vi

(d = 1 đối với không pha loãng, d = 0.1 là mẫu pha loãng 10 lần…)

  • Trường hợp khuẩn lạc sau khi được xác nhận lại hoặc khẳng định

    • Số khuẩn lạc trên màng ở các độ pha loãng được tính theo công thức sau:

Z=ka/n

Trong đó:

Z :    Số khuẩn lạc trên màng

k :    Số khuẩn lạc cho kết quả dương tính

n :    Số khuẩn lạc được chọn để khẳng định.

a :    Tổng số khuẩn lạc nghi ngờ trên màng

 

4.3.2.2. Nếu sau khẳng định, ở nồng độ ban đầu (100), số khuẩn lạc Coliform/ E.coli đều <10.

  4.3.2.3. Nếu sau khẳng định, không có khuẩn lạc nghiệm đúng thì kết quả được báo cáo là

< 1/Vtot   (CFU /Vs mL) hay bằng 0 khi không có khuẩn lạc ở nồng độ nguyên (100).

Tính toán và biểu diễn kết quả phương pháp Pettri film 

  • Theo TCVN 9977:2013; TCVN 9975:2013; TCVN 9980:2013
  • Chọn và đếm các đĩa có số khuẩn lạc trong khoảng quy định đối với từng phương pháp:

+ TPC: Đếm các đĩa có số khuẩn lạc nằm trong khoảng 30÷300.

+ E.coli/Coliform (AOAC 991.14): Đếm các đĩa có số khuẩn lạc trong khoảng 15 ÷150.

+ Enterobacteriaceae (AOAC OMA 2003.01): Đếm các đĩa có số khuẩn lạc nằm trong khoảng10÷ 150.

+ Staphylococcus aureus (AOAC OMA 2003.11): Đếm các đĩa có số khuẩn lạc trong khoảng 15÷150 khuẩn lạc.

  • Tổng số khuẩn lạc trên đĩa (hoặc trung bình số khuẩn lạc/đĩa nếu làm 2 đĩa/nồng độ): n.
Kết quả sẽ được tính như sau:

N= n x 1/d

(d là độ pha loãng tương ứng).

  • Nếu số đếm khuẩn lạc trên tất cả các đĩa ở các nồng độ đều nhỏ hơn cận dưới của khoảng đếm khuẩn lạc ( n< 30,n<10, n<15) thì kết quả được tính như sau:

N= n x 1/d

Với n là số đếm chính xác có trên đĩa ở độ pha loãng thấp nhất, d là độ pha loãng thấp nhất.

  • Nếu số đếm khuẩn lạc trên tất cả các đĩa ở các nồng độ đều lớn hơn cận trên của khoảng đếm khuẩn lạc (n>300, n>150) thì đếm số khuẩn lạc trong 1 hoặc nhiều ô vuông đại diện. Sau đó lấy số đếm trung bình trên 1 ô vuông nhân với diện tích đĩa petrifilm (20 cm2, 30cm2) .
  • Kết quả được báo cáo là số ước lượng.

Cần tư vấn ISO 17025 mời gọi Tel 0919 099 777

Xem thêm ISO 7218:2007 WITH AMENDMENT 1:2013

Xem thêm chuẩn bị mẫu vi sinh