Tính độ không đảm bảo đo theo ISO/TS 19036: 2006

2502

Cách tính độ không đảm bảo đo theo ISO/TS 19036: 2006/Amd 1:2009 được áp dụng cho phân tích định lượng vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.

Các cách tính độ không đảm bảo đo

1.Phương pháp từng bước (step by step)

Theo GUM,  để ước lượng các phân bố phương sai của từng nguồn riêng biệt gây ra độ không đảm bảo đo (MU) trong quá trình đo lường. Sau đó, MU tổng hợp thu được bằng cách sử dụng các nguyên tắc về sự lan truyền.

Điều này có nghĩa: tất cả các nguồn tham gia vào quá trình phân tích đều được tính MU như con người, hóa chất, thiết bị, dụng cụ, môi trường…

Các thông số này được tính theo cách riêng và tổng hợp lại để có MU tổng hợp.

Tiểu ban kỹ thuật ISO/TC 34/SC 9 cho rằng phương pháp “từng bước” không được áp dụng thỏa đáng khi phân tích vi sinh vật vì khó xây dựng mô hình thực sự toàn diện về quá trình đo.

Do có thể không nhận biết được một nguồn thay đổi đáng kể nên có nguy cơ đánh giá không đúng mức giá trị MU.

Ngoài ra, sẽ khó định lượng chính xác sự góp phần của từng bước riêng biệt trong quá trình phân tích vi sinh vật thực phẩm do:

– Đối tượng phân tích là sinh vật sống mà trạng thái sinh lí của nó có thể thay đổi với mức độ lớn;

– Mục đích của phép phân tích bao gồm các chủng, các loài hoặc các giống khác nhau.

Nói cách khác, phân tích vi sinh vật không thể là hệ thống đo lường chính xác và ước lượng đúng giá trị thống kê về MU.

2.Phương pháp từ trên xuống (top down)

Tiểu ban kỹ thuật ISO/TC 34/SC 9 đã chọn phương pháp top-down” hay “tổng thể” (“global”) để tính MU.

Nghĩa là dựa trên độ lệch chuẩn của độ lặp lại và độ tái lặp của kết quả phân tích.

Đây là phương pháp dựa vào các kết quả thực nghiệm trong lĩnh vực vi sinh vật. Nó dường như có ý nghĩa hơn phương pháp từng bước.

Phương pháp này được tính đến trong toàn bộ quá trình phân tích, đặc trưng bởi độ chụm và độ chệch quan sát được.

Các nguồn gây ra MU

  • Lấy mẫu
  • Nền mẫu
  • Sai số ngẫu nhiên (Residual random errors)
  • Pha loãng mẫu
  • Độ chệch
  • Người và thời gian phân tích
  • Kết quả

Các nguồn gây ra MU không được tính vào

  • Lấy mẫu: phòng thử nghiệm không thực hiện việc lấy mẫu lô hàng, chỉ thực hiện phân tích tại phòng.
  • Độ chệch: bản chất thực tế của việc đếm vi sinh là không thể đạt được kết quả thực. Nên độ chệch chỉ có thể được kiểm soát từ kết quả thử nghiệm thành thạo liên phòng hoặc phân tích mẫu chuẩn.
  • Tái đánh giá MU khi thay đổi một trong các yếu tố quan trọng hoặc khi phòng  có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thay đổi đó như
    • Môi trường nuôi cấy,
    • Thuốc thử,
    • Kỹ thuật phân tích;
    • Hoặc tái đánh giá MU định kỳ mỗi 2 năm.

      Thông số để tính MU từ xác nhận giá trị sử dụng (hay phê duyệt phương pháp)

    • Độ lặp lại
    • Độ tái lặp

Tính toán

tinh do khong dam bao doCần hỏi thêm hoặc tư vấn về ISO 17025 mời gọi

Tel 0919 099 777 hoặc

Email: tuvandaotaotriphuc@gmail.com

Xem thêm những điểm mới trong ISO 17025:2017

Xem tiêu chuẩn ISO/TS 19036 : 2006/with Amendment 1 2009 bản tiếng Việt tại đây

Xem ISO/TS 19036: 2006/with Amendment 1:2009 bản tiếng Anh bên dưới, nhấn vào ô vuông để phóng to màn hình.

[pdf-embedder url=”https://www.triphuc.com/wp-content/uploads/2019/10/ISO-19036-2009-tinh-do-khong-dam-bao-do.pdf” title=”ISO 19036-2009- tinh do khong dam bao do”]