NỘI DUNG
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là gì
Nằm trong nhóm Thực phẩm chức năng.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Dietary Supplement) là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm
- Duy trì,
- Tăng cường,
- Cải thiện các chức năng của cơ thể con người,
- Giảm nguy cơ mắc bệnh.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa một hoặc nhiều chất hoặc hỗn hợp các chất sau:
a) Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác.
b) Chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm động vật, khoáng vật và thực vật dưới dạng chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa.
c) Các nguồn tổng hợp của những thành phần đề cập tại điểm a và điểm b trên đây.
Các dạng thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Dạng chế biến như viên nang,
- Viên hoàn,
- Viên nén,
- Chế phẩm dạng cốm,
- Bột,
- Lỏng và
- Các dạng bào chế khác và được phân liều (để sử dụng) thành các đơn vị liều nhỏ.
Công bố sản phẩm bảo vệ sức khỏe
Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP, tất cả các sản phẩm bảo vệ sức khỏe phải có bản công bố.
xem thêm hướng dẫn tự công bố sản phẩm
Trường hợp công bố sản phẩm tự sản xuất, căn cứ Điều 10 Thông tư 43/2014/TT-BYT, cá nhân, tổ chức cần đảm bảo các yêu cầu sau:
“Điều 10. Yêu cầu về nội dung công bố
Khi cần tư vấn đào tạo về HACCP, FSSC 22000, ISO 22000 vui lòng liên hệ
Tel 0919099777 hoặc gửi email về tuvandaotaotriphuc@gmail.com
Công bố về hàm lượng
a) Thành phần chính tạo nên công dụng của sản phẩm phải được liệt kê trước cùng tên đầy đủ và hàm lượng. Các thành phần khác được liệt kê tiếp sau theo thứ tự giảm dần về khối lượng.
b) Hàm lượng của vitamin, khoáng chất có trong thực phẩm tính theo liều khuyên dùng hằng ngày của nhà sản xuất phải đạt được tối thiểu 15% RNI được quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Hàm lượng tối đa của vitamin, khoáng chất có trong thực phẩm tính theo liều khuyên dùng hằng ngày của nhà sản xuất không được vượt quá ngưỡng dung nạp tối đa của các vitamin và khoáng chất được quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Hàm lượng vitamin và khoáng chất có trong sản phẩm phải được ghi trên nhãn bằng số và phải được công bố dưới dạng tỉ lệ phần trăm (%) tính theo RNI. Dựa trên liều khuyên dùng hằng ngày của sản phẩm hoặc dựa trên một đơn vị sử dụng (serving size).
Trong trường hợp Việt Nam chưa có mức RNI và ngưỡng dung nạp tối đa thì áp dụng theo quy định của CODEX hoặc các tổ chức quốc tế có liên quan.
Công bố khuyến cáo về sức khỏe (Health claims)
a) Công bố khuyến cáo về sức khỏe phải đúng bản chất của sản phẩm.
- Chỉ công bố công dụng của thành phần cấu tạo có công dụng chính hoặc
- Công bố công dụng hợp thành của những thành phần cấu tạo khi có bằng chứng khoa học chứng minh và
- Không công bố công dụng theo cách liệt kê công dụng của các thành phần.
b) Công bố khuyến cáo về sức khỏe, liều lượng, đối tượng sử dụng và cách dùng phù hợp phải thống nhất và phù hợp với các tài liệu tại hồ sơ;
c) Khi hàm lượng vitamin, khoáng chất, các hoạt chất sinh học nhỏ hơn mức trong các tài liệu khoa học chứng minh thì không được công bố công dụng sản phẩm.
d) Khi hàm lượng vitamin, khoáng chất, các hoạt chất sinh học đạt như trong tài liệu khoa học khuyến cáo thì được công bố công dụng nhưng phải chỉ ra đối tượng, liều dùng phù hợp.
đ) Khi hàm lượng các thành phần cấu tạo chưa có mức RNI thì phải cung cấp tài liệu khoa học chứng minh về công dụng của thành phần đó cùng khuyến cáo liều dùng khi công bố.
-
Đối tượng sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
a) Đối tượng phải phù hợp với công dụng đã công bố và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận thông qua bản Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
b) Phải cảnh báo đối tượng không được sử dụng (nếu có).
Quảng cáo sản phẩm bảo vệ sức khỏe
Khi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên phương tiện nghe nhìn, theo Khoản 2 Điều 7 Thông tư 43/2014/TT-BYT, quảng cáo phải dòng chữ chú ý:
“Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”
Chữ viết, lời đọc phải nhìn được và nghe rõ ràng trong điều kiện bình thường.
Ghi nhãn sản phẩm bảo vệ sức khỏe
Khi ghi nhãn sản phẩm bảo vệ sức khỏe, cá nhân, tổ chức sản xuất phải chú ý những yêu cầu quy định tại Điều 11 Thông tư 43/2014//TT-BYT như sau:
Điều 11. Yêu cầu về ghi nhãn tiếng Việt
Ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu tại Điều 6 của Thông tư này, nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải đáp ứng các quy định sau đây:
Ghi cụm từ thể hiện tên nhóm thực phẩm:
“Thực phẩm bảo vệ sức khỏe” trên phần chính của nhãn để phân biệt với thực phẩm thông thường và thuốc.
Khi lấy thành phần chính tạo nên công dụng của sản phẩm làm tên sản phẩm thì phải
- Ghi rõ ở bên cạnh hoặc dưới tên sản phẩm trên phần nhãn chính và
- Thành phần cấu tạo ở nhãn sản phẩm nội dung sau:
a) Hàm lượng hoạt chất trong thành phần đó nếu định lượng được; hoặc
b) Hàm lượng thành phần đó nếu không định lượng được hoạt chất trong thành phần.
Không ghi cơ chế tác dụng trên nhãn sản phẩm.
Phải ghi cụm từ
“Chú ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” ngay sau phần ghi nhãn về công dụng của sản phẩm hoặc cùng chỗ với các khuyến cáo khác nếu có.
Cụm từ này phải có màu tương phản với màu nền của nhãn và chiều cao chữ không được thấp hơn 1,2 mm.
Đối với trường hợp một mặt của bao gói dùng để ghi nhãn nhỏ hơn 80 cm2thì chiều cao chữ không được thấp hơn 0,9 mm.
Khi cần tư vấn đào tạo về HACCP, FSSC 22000, ISO 22000 vui lòng liên hệ
Tel 0919099777 hoặc gửi email về tuvandaotaotriphuc@gmail.com
Đọc thêm các bài viết về an toàn thực phẩm tại đây
Cong cu danh gia gian lan thuc pham.
Lua chon va danh gia nha cung cap.