Thiết bị phòng thí nghiệm vi sinh cần có

3633

NỘI DUNG

Tùy theo yêu cầu của các chỉ tiêu kiểm nghiệm vi sinh và số lượng mẫu hàng ngày mà các thiết bị phòng thí nghiệm vi sinh sẽ được tăng thêm. Đây là một số thiết bị cơ bản cần có cho phòng vi sinh thực phẩm. Số lượng tủ ấm/ủ sẽ thay đổi theo số chỉ tiêu vi sinh vật của phòng vi sinh.

TT Tên thiết bị Số lượng Ghi chú
1 Nồi hấp môi tiệt trùng 2 1 cho hấp môi trường, 1 cho hấp vật dụng dơ
2 Tủ sấy tiệt trùng 1 Sấy dụng cụ
3 Tủ ấm /tủ ủ 2 Mỗi tủ sử dụng ở nhiệt độ 37oC, 45oC
4 Tủ ấm/ủ lạnh 1 Sử dụng ở nhiệt độ 25oC
5 Cân điện tử 1 số lẻ 2 1 cho cân môi trường, 1 cho cân mẫu
6 Máy đo pH 1 Đo pH của môi trường
7 Vortex 1 Trộn mẫu
8 Máy dập mẫu 1
9 Bể điều nhiệt 1 Đun chảy/ủ ấm môi trường
10 Lò vi sóng/microwave 1 Đun chảy môi trường
11 Tủ đông 1 Lưu mẫu
12 Tủ lạnh 1 Lưu chủng
13 Tủ mát 1 Lưu giữ môi trường sau khi pha xong
14 Máy đo độ dẫn điện 1 Đo chất lượng nước cất nếu có sử máy nước cất
15 Tủ an toàn sinh học 1 Cấy mẫu
16 Micropipette 1mL 1
17 Micropipette 10mL 1
18 Micropipette 0,1 mL 1
20 Nhiệt kế vẩy maximum 1 Đo nhiệt độ trong tủ ấm/ủ
21 Máy cất nước 1

Cần tư vấn về ISO 17025 mời gọi 0919099777

Một phòng vi sinh cần có các thiết bị nào

1.Nồi hấp tiệt trùng

1.1 Mô tả

Nồi hấp tiệt trùng có nhiệt độ hơi bão hòa được giữ trong buồng.

Nồi hấp tiệt trùng cần phải có:

– ít nhất một van an toàn;

– một van xả;

– thiết bị quy định cho phép nhiệt độ trong buồng được duy trì trong vòng ± 3 °C của nhiệt độ đích.

– đầu dò nhiệt độ hoặc một cặp nhiệt kế ghi.

Nồi hấp tiệt trùng cũng cần được trang bị một đồng hồ bấm giờ và bộ ghi nhiệt độ.

1.2 Sử dụng

Với tiệt trùng hơi nước, xả hết không khí trước khi áp suất tăng lên. Nếu nồi hấp tiệt trùng không được trang bị bộ phận tự xả, thì cần loại bỏ không khí cho đến khi luồng hơi nước được xả ra liên tục.

Để khử trùng môi trường nuôi cấy, hơi nước bão hòa trong buồng phải có nhiệt độ ít nhất 121 °C ± 3 °C hoặc ở nhiệt độ quy định theo nhà sản xuất.

Để tiêu diệt các vi sinh vật đã được nuôi cấy và khử nhiễm môi trường nuôi cấy đã được sử dụng, thì hơi nước bão hòa trong buồng phải có nhiệt độ ít nhất 121 °C ± 3 °C.

Trong cùng một chu trình khử trùng, không sử dụng nồi hấp tiệt trùng để tiệt trùng các dụng cụ sạch vơi môi trường hoặc dụng cụ dơ.

Tốt nhất là sử dụng các nồi hấp tiệt trùng riêng biệt cho hai quá trình này. Sau khi hấp khử trùng, tất cả các vật liệu và dụng cụ phải được làm nguội trong nồi hấp, trước khi lấy ra.

Vì lý do an toàn, không lấy sản phẩm ra khỏi nồi hấp tiệt trùng khi nhiệt độ chưa giảm xuống dưới 80 °C.

1.3  Bảo dưỡng

Định kỳ vệ sinh buồng của nồi hấp tiệt trùng, bộ lọc và gioăng của nắp nồi. Kiểm tra toàn bộ gioăng nồi. Định kỳ thực hiện xả và làm sạch, nếu cần. Thực hiện theo các khuyến cáo của nhà sản xuất.

1.4 Kiểm tra xác nhận

Nồi hấp tiệt trùng phải được giữ trong tình trạng hoạt động tốt.Phải thường xuyên được người có thẩm quyền kiểm tra theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Giữ các dụng cụ kiểm soát trong tình trạng làm việc tốt và định kỳ kiểm tra và hiệu chuẩn.

Các cảm biến nhiệt độ cần được định vị để chứng minh nhiệt độ phân bổ như nhau ở tất cả các vị trí. Việc đánh giá xác nhận và đánh giá lại cần xem xét sự phù hợp của thời gian tăng nhiệt và hạ nhiệt cũng như nhiệt độ khử trùng.

Đối với mỗi khối sản phẩm, tối thiểu cần bao gồm một chỉ thị của quá trình tại trung tâm của khối sản phẩm. Để kiểm tra quá trình gia nhiệt không có sẵn bản theo dõi hiệu quả của quá trình.

2.Tủ sấy tiệt trùng

2.1 Mô tả

Tủ sấy tiệt trùng là buồng có khả năng duy trì nhiệt độ 160 °C đến 180 °C để tiêu diệt các vi sinh vật bằng nhiệt khô.

2.2 Sử dụng

Chỉ có các dụng cụ bằng thủy tinh và kim loại được tiệt trùng trong tủ này. Không sử dụng cho các dụng cụ bằng chất dẻo và cao su.

Trước khi tiệt trùng bằng tủ, làm sạch tất cả các dụng cụ thủy tinh và kim loại trong tủ.

Nếu khử trùng dụng cụ định mức bằng thủy tinh trong tủ tiệt trùng, thì thường xuyên kiểm tra độ chính xác của dung tích được đánh dấu.

Nhiệt độ phải phân bố đồng đều trong khắp tủ. Tủ phải được trang bị một bộ ổn nhiệt và một nhiệt kế hoặc bộ ghi nhiệt độ có độ chính xác thích hợp.

Tủ cần được trang bị bộ chỉ thị về thời gian, bộ cài đặt chương trình hoặc bộ hẹn giờ.

Khi đạt được nhiệt độ hoạt động quy định. Quy trình tiệt trùng phải kéo dài ít nhất 1 h ở 170 °C ± 10 °C hoặc kết hợp thời gian/nhiệt độ tương đương.

Sau khi khử trùng, để tránh bị nứt, dụng cụ thủy tinh cần được làm nguội trong tủ trước khi lấy ra.

2.3 Kiểm tra xác nhận

Kiểm tra sự ổn định và đồng đều của nhiệt độ trong khắp tủ trước khi sử dụng sau sửa chữa.

Tủ được trang bị một nhiệt kế, cặp nhiệt điện hoặc bộ ghi nhiệt độ đã hiệu chuẩn có độ chính xác phù hợp. Không phụ thuộc vào hệ thống điều chỉnh nhiệt độ tự động. Bộ phận theo dõi phải có độ phân giải 1 °C hoặc tốt hơn ở nhiệt độ tủ được sử dụng.

Nhiệt độ của tủ cần được theo dõi và ghi lại trong mỗi lần sử dụng.

2.4 Bảo dưỡng

Làm sạch bề mặt phía trong khi cần.

3.Tủ ấm

3.1 Mô tả

Tủ ấm bao gồm một buồng cách nhiệt để duy trì nhiệt độ ổn định có tính đến nhiệt độ tối đa cho phép trong phương pháp thử nghiệm.

3.2 Sử dụng

Các tủ ấm phải được trang bị một hệ thống điều chỉnh cho phép nhiệt độ hoặc các thông số khác được lưu giữ đồng đều và ổn định. Xác định thể tích làm việc để đảm bảo đạt được kết quả tốt.

Nếu nhiệt độ môi trường xung quanh là gần hoặc cao hơn so với nhiệt độ của tủ, thì cần có hệ thống làm mát.

Thành của tủ ấm cần được bảo vệ tránh ánh nắng mặt trời.

Không nên để đầy tủ trong mỗi lần hoạt động vì môi trường nuôi cấy sẽ mất một thời gian dài để cân bằng nhiệt độ.

Không mở cửa tủ trong thời gian dài.

Khi đưa sản phẩm nuôi cấy vào tủ, cần chú ý để không khí lưu thông

3.3 Làm sạch và khử trùng

Định kỳ làm sạch và khử trùng phía trong và bên ngoài tủ, nếu thích hợp, làm sạch bụi ở hệ thống thông gió.

3.4  Kiểm tra xác nhận

Kiểm tra sự ổn định nhiệt độ và sự phân bố nhiệt độ đồng đều và dải nhiệt độ đang sử dụng. Sử dụng nhiệt kế đã được hiệu chuẩn để kiểm tra.

Kiểm tra nhiệt độ tủ ấm ít nhất mỗi ngày làm việc. Với mục đích này, mỗi tủ ấm phải kết hợp ít nhất một thiết bị đo có thể được ngâm trong glycerol.

Có thể sử dụng nhiệt kế cặp K hoặc nhiệt kế khác tương đương.

4. Cân điện tử

4.1 Mô tả

Cân chủ yếu được sử dụng để cân phần mẫu thử cần kiểm tra và cân các thành phần của môi trường nuôi cấy và thuốc thử. Ngoài ra, cân có thể được sử dụng để đo các thể tích dịch pha loãng theo khối lượng.

Phòng vi sinh  trang bị các loại cân trong phạm vi yêu cầu.

Độ chính xác của cân cần đạt dung sai 1 % nhưng phải đủ để đạt được dung sai tối đa 5 % khối lượng, trừ khi có quy định khác.

VÍ DỤ: Để cân 10 g, thì cân cần có khả năng đọc đến 0,1 g.

Để cân 1 g, thì cân cần có khả năng đọc đến 0,01 g.

Đặt thiết bị trên một mặt phẳng nằm ngang ổn định, điều chỉnh nếu cần để đảm bảo mức thăng bằng, chống rung và xê dịch.

4.2 Làm sạch và khử trùng

Cân được làm sạch sau khi có rơi vãi trong quá trình cân, sử dụng chất tẩy trùng thích hợp và không ăn mòn.

4.3 Hiệu chuẩn

Việc hiệu chuẩn phải do người đã được đào tạo kiểm tra trên toàn bộ phạm vi, với tần suất phụ thuộc vào mức độ sử dụng.

4.4 Kiểm tra xác nhận

Dùng cục bo cân để kiểm tra dãy cân sử dụng hàng ngày.

5.Tủ lạnh

5.1  Mô tả

Có các khoang cho phép duy trì việc làm lạnh. Để giữ các mẫu thực phẩm cần phân tích, thì nhiệt độ phải là (3 ± 2) °C .  Đối với các ứng dụng khác, nhiệt độ phải là (5 ± 3) °C, trừ khi có quy định khác.

5.2 Sử dụng

Để tránh nhiễm chéo, sử dụng các buồng khác nhau, hoặc ít nhất là các vật chứa khác nhau để bảo quản riêng rẽ:

– môi trường chưa nuôi cấy và thuốc thử;

– các mẫu thử nghiệm; và

– các chủng cấy vi sinh vật và môi trường đã ủ ấm.

5.3 Kiểm tra xác nhận

Trong mỗi ngày làm việc, kiểm tra nhiệt độ của từng buồng chứa, sử dụng nhiệt kế hoặc đầu dò được cài đặt cố định. Độ chính xác yêu cầu của thiết bị theo dõi nhiệt độ phụ thuộc vào mục đích của thiết bị được sử dụng.

5.4 Bảo dưỡng và làm sạch

Tiến hành các hoạt động bảo dưỡng sau các khoảng thời gian quy định để đảm bảo hoạt động thích hợp:

– loại bỏ bụi ra khỏi các cánh quạt của động cơ hoặc ra khỏi các tấm trao đổi nhiệt bên ngoài;

– rã đông;

– làm sạch và khử trùng bên trong các buồng chứa.

6.Tủ đông lạnh và tủ đông lạnh sâu

6.1 Mô tả

Tủ đông lạnh là buồng bảo quản sản phẩm ở trạng thái đông lạnh. Nhiệt độ phải thấp dưới – 15 °C, trừ khi có quy định khác, tốt nhất là dưới – 18 °C để bảo quản các mẫu thực phẩm.

Tủ đông sâu là buồng bảo quản sản phẩm ở trạng thái đông lạnh sâu. Nhiệt độ phải thấp dưới – 70 °C, trừ khi có quy định khác.

6.2 Sử dụng

6.3 Tủ đông lạnh

Tủ có các buồng khác nhau hoặc ít nhất là có các khoang chứa khác nhau để bảo quản riêng rẽ:

– các thuốc thử chưa nuôi cấy;

– các mẫu để phân tích; và

– các chủng cấy vi sinh vật.

Việc để sản phẩm vào tủ đông lạnh phải sao cho duy trì được nhiệt độ đủ thấp, đặc biệt là khi đưa các sản phẩm chưa đóng băng vào.

6.4 Tủ đông lạnh sâu

Sử dụng để bảo quản các vi sinh vật, các chủng cấy làm việc và các thuốc thử.

Việc để sản phẩm vào tủ đông lạnh sâu phải sao cho duy trì được nhiệt độ đủ thấp. Tránh được sự nhiễm chéo giữa các vi sinh vật và thuốc thử.

6.5 Kiểm tra xác nhận

Định kỳ kiểm tra nhiệt độ của từng buồng sử dụng dụng cụ theo dõi nhiệt độ phù hợp.

6.6 Bảo dưỡng

Định kỳ thực hiện các hoạt động bảo dưỡng như sau:

– loại bỏ bụi ra khỏi các cánh quạt của động cơ hoặc ra khỏi các tấm trao đổi nhiệt bên ngoài, nếu cần;

– rã đông;

– làm sạch và khử trùng phía trong các buồng chứa

7 Tủ an toàn sinh học

7.1 Mô tả

Tủ an toàn là buồng làm việc có dòng không khí thổi theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc. Mục đích để loại bỏ bụi và các chất dạng hạt khác.

Ví dụ như loại bỏ vi khuẩn ra khỏi không khí.

Số lượng tối đa các chất dạng hạt cho phép trên m3 ≥ 0,5 µm có trong lớp bụi-lan rộng của tủ an toàn.

Đối với các tủ sử dụng trong các phòng thử nghiệm vi sinh thực phẩm. Số lượng các chất dạng hạt không được vượt quá 4 000 trên mỗi mét khối.

Có bốn loại tủ an toàn được sử dụng trong các phòng thử nghiệm vi sinh thực phẩm

Xem video vị trí đặt tủ hút khí độc

Tủ an toàn sinh học cấp 1

 

Là các tủ bảo vệ thoát khí, mở phía trước để bảo vệ người sử dụng và môi trường. Không bảo vệ được sản phẩm khỏi sự nhiễm bẩn.

Khả năng nhiễm sol khí chứa trong khoang và được giữ lại trên bộ lọc.

Không khí đã lọc thường được thải vào môi trường. Nếu không, thì không khí phải đi qua hai bộ lọc không khí có hiệu quả cao (HEPA) để lọc các chất hạt dính liền nhau.

Bộ lọc này dùng cho vi sinh vật gây bệnh nguy cơ cấp 3 vì  khó duy trì và đảm bảo an toàn cho người vận hành.

Tủ an toàn sinh học cấp 2

Là các tủ bảo vệ sản phẩm, người vận hành và môi trường. Tủ này tái tuần hoàn một lượng không khí đã lọc. Thải một phần vào khí quyển. Sau đó lấy không khí thay thế thông qua lỗ làm việc để bảo vệ người sử dụng. Các loại tủ này rất thích hợp để làm việc với các vi sinh vật gây bệnh có nguy cơ cấp 2 và cấp 3.

Tủ có luồng không khí thổi theo chiều ngang

Bảo vệ các thao tác khỏi sự nhiễm bẩn. Nhưng lại thổi sol khí sinh ra trực tiếp vào mặt của người vận hành. Do đó, chúng không thích hợp để xử lý các chủng nuôi cấy hoặc chuẩn bị nuôi cấy mô tế bào.

Tủ có luồng không khí thổi dọc

Bảo vệ sản phẩm đã được lọc qua bộ lọc không khí HEPA. Các tủ này bảo vệ người vận hành bằng cách sử dụng không khí tuần hoàn bên trong.

Các tủ này đặc biệt thích hợp để chuẩn bị môi trường vô trùng. Hoặc để xử lý các sản phẩm vô trùng và bảo vệ người vận hành khi xử lý các sản phẩm dạng bột.

Sử dụng tủ này cho thao tác liên quan đến việc xử lý vi sinh gây bệnh. Cũng như các sản phẩm dạng bột bị nhiễm bẩn.

Không nên sử dụng đầu đốt khí hoặc đèn cồn trong tủ an toàn. Nếu cần, ngọn lửa ở đầu đốt phải nhỏ tới mức không làm cho luồng không khí bị xáo trộn. Việc sử dụng các thiết bị dùng một lần (que cấy vòng, pipet, v.v…) là sự lựa chọn thích hợp.

7.2 Sử dụng

Sử dụng các tủ bảo vệ phù hợp với ứng dụng dự kiến và các điều kiện môi trường trong phòng vi sinh.

Cần để các tủ này càng xa các thiết bị càng tốt.

Cho tất cả mọi thứ cần thiết vào trong tủ trước khi bắt đầu làm việc. Mục đích để giảm thiểu số lần thao tác vào và ra tại khoang làm việc. Bố trí thiết bị và vật liệu để giảm thiểu xáo trộn luồng không khí tại khoang làm việc.

Người vận hành cần được đào tạo về việc sử dụng tủ đúng cách. Nhằm để đảm bảo an toàn và tính toàn vẹn của sản phẩm hoặc chủng cấy.

Thiết bị phòng thí nghiệm vi sinh Thiết bị phòng vi sinh thực phẩm

 7.3 Làm sạch và khử trùng

Làm sạch và khử trùng khu vực làm việc sau khi sử dụng bằng chất khử trùng thích hợp. Thường xuyên kiểm tra lưới dây bảo vệ các bộ lọc trước. Nếu có và lau sạch bằng vải đã ngâm trong chất khử trùng.

Đối với các tủ có luồng không khí thổi thì bề mặt của bộ lọc. Tủ cần được làm sạch định kỳ bằng chân không. Cẩn thận không làm hư hỏng môi trường của bộ lọc.

Tủ an toàn cần được khử trùng bằng xông khí trước khi thay hoặc sửa chữa bộ lọc.

Sau khi làm sạch các tủ, có thể sử dụng đèn cực tím (UV) để khử trùng. Đèn UV cần được làm sạch định kỳ và thay thế phù hợp với hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu sử dụng, thì cần thường xuyên làm sạch để loại bỏ bụi bẩn. Nhằm ngăn chặn hiệu quả sự diệt khuẩn của tia cực tím.

Cường độ tia cực tím cần được kiểm tra khi tủ được đánh giá lại để đảm bảo rằng việc phát xạ ánh sáng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

7.4 Bảo dưỡng và kiểm tra

Hiệu quả của các tủ an toàn phải được người có trình độ hoặc người đã được cấp chứng nhận. Hiệu quả của tủ cần được kiểm tra sau khi di dời.

Đánh giá về sự nhiễm khuẩn bằng cách kiểm tra các bề mặt làm việc và thành trong của tủ.

Định kỳ đánh giá lượng các vi sinh vật trong không khí có mặt trong tủ khi sử dụng.

Xem thêm cách lấy mẫu bề mặt trong phòng vi sinh.

8.Máy dập mẫu, máy trộn mẫu

 8.1 Mô tả

Các thiết bị này được sử dụng để chuẩn bị huyền phù ban đầu từ mẫu thử nghiệm.

8.2 Sử dụng

Thời gian hoạt động bình thường của một bộ đồng hóa kiểu nhu động là 1 – 3 phút.

Không sử dụng các loại thiết bị kiểu này đối với một số loại thực phẩm nhất định như

– các sản phẩm có nguy cơ làm thủng túi (có mặt các hạt sắc nhọn, cứng hoặc khô);

– các sản phẩm khó đồng hóa do cấu trúc của chúng (ví dụ: xúc xích dạng salami).

Các máy trộn rung có thể được sử dụng cho các loại thực phẩm. Kể cả các sản phẩm cứng hoặc các sản phẩm khô. Thông thường thời gian hoạt động là từ 0,5- 1 phút. Nếu các vi sinh vật có thể nằm sâu bên trong cấu trúc thì cần cắt mẫu thành từng miếng nhỏ trước khi xử lý.

8.3 Làm sạch và khử trùng

Thường xuyên làm sạch và khử trùng các bộ trộn sau bất kỳ túi nào bị tràn hoặc rỏ rỉ.

8.4 Bảo dưỡng

Kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

9. Máy đo pH

9.1 Mô tả

Máy đo pH được sử dụng để đo chênh lệch điện thế, tại nhiệt độ xác định. Giữa một điện cực đo và một điện cực so sánh, cả hai điện cực được đưa vào sản phẩm.

Máy pH có khả năng đọc được đến 0,01 đơn vị pH. Có thể thực hiện các phép đo chính xác đến ± 0,1 đơn vị pH.

Máy đo pH phải có chế độ bù nhiệt thủ công hoặc bù nhiệt tự động.

Điện cực đo và điện cực so sánh thường được ghép cặp thành hệ thống điện cực kết hợp.

9.2 Sử dụng pH – Thiết bị phòng thí nghiệm vi sinh

Máy đo pH được sử dụng để đo pH của môi trường nuôi cấy trong quá trình chuẩn bị. Cũng như để kiểm tra chất lượng sau khi khử trùng.

Máy pH cũng có thể được sử dụng để đo giá trị pH của mẫu và các huyền phù mẫu thử. Việc sử dụng máy pH được đề cập trong các tiêu chuẩn cho các sản phẩm cần phân tích.

Việc chỉnh máy đo pH được nêu trong Sổ tay hướng dẫn của nhà sản xuất để đo giá trị pH ở nhiệt độ chuẩn, ví dụ 25 °C.

Đọc giá trị pH sau khi đạt được sự ổn định. Ghi lại giá trị pH đến hai chữ số sau dấu phẩy.

Đọc giá trị pH đo được trong hoảng thời gian 5 s không dao động quá 0,02 đơn vị pH. Sử dụng các điện cực trong tình trạng tốt, sự cân bằng thường đạt được trong 30 s.

9.3 Hiệu chuẩn

Hiệu chuẩn máy đo pH sử dụng ít nhất hai hoặc ba dung dịch đệm chuẩn mỗi ngày trước khi sử dụng. Xác định dung sai cho phép tối đa đối với các số đọc này.

Các dung dịch chuẩn được sử dụng phải bao gồm các giá trị pH cần được đo.

9.4 Kiểm tra xác nhận

Sau khi hiệu chuẩn bằng hai dung dịch chuẩn, cần sử dụng một dung dịch thứ ba để kiểm tra số đọc. Để chứng minh chức năng của máy đo pH.

Nếu các số đọc nằm ngoài các giới hạn tối đa cho phép. Thì chỉnh máy đo pH theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Việc điều chỉnh này được thực hiện sau lần hiệu chuẩn và kiểm tra kế tiếp.

9.5 Bảo dưỡng thiết bị phòng vi sinh

Kiểm tra và bảo dưỡng các điện cực theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Điều này là cần thiết, cụ thể phải theo dõi thường xuyên

– điều kiện của các điện cực liên quan đến sự già hóa và nhiễm bẩn; và

– thời gian đáp ứng và độ ổn định.

Rửa sạch các điện cực bằng nước cất hoặc khử ion sau mỗi lần sử dụng. Có tính đến sự nhiễm bẩn và sự già hóa của các điện cực. Thường xuyên làm sạch kỹ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bảo quản các điện cực theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

10.Bể điều nhiệt

10.1 Mô tả Thiết bị phòng thí nghiệm vi sinh

Bể điều nhiệt , được đổ đầy chất lỏng có hoặc không có nắp đậy hoặc thiết bị khác để hạn chế sự bay hơi. Cần duy trì nhiệt độ quy định.

Bể điều nhiệt  thường chính xác hơn tủ ấm, cho phép dung sai là ± 0,5 °C hoặc tốt hơn. Nhiệt độ làm việc và dung sai tối đa cho phép được quy định. Yêu cầu trong từng ứng dụng riêng lẻ hoặc trong phương pháp chuẩn. Cần có hệ thống làm mát cần thiết để duy trì nhiệt độ gần hoặc dưới nhiệt độ môi trường.

10.2 Sử dụng bể điều nhiệt – Thiết bị phòng thí nghiệm vi sinh

Việc sử dụng chủ yếu như sau

– Ủ môi trường đã cấy ở nhiệt độ không đổi;

– Duy trì môi trường thạch tan chảy vô trùng trong quá trình chuẩn bị môi trường.

– Chuẩn bị môi trường thạch tan chảy vô trùng để sử dụng trong các phương pháp chuẩn cụ thể.

– Chuẩn bị các dung dịch hoặc huyền phù mẫu thử ban đầu ở nhiệt độ được kiểm soát.

– Xử lý nhiệt các huyền phù mẫu thử ban đầu ở nhiệt độ được kiểm soát.

Khi có yêu cầu kiểm soát nhiệt độ chính xác, thì bể điều nhiệt cần được trang bị một máy bơm tuần hoàn nước.  Và một hệ thống điều chỉnh nhiệt độ tự động. Việc xáo trộn chất lỏng cũng không làm phân tán các giọt nước.

Bể cần có nắp đậy thích hợp cho việc sử dụng ở nhiệt độ cao. Nắp có độ dốc cho phép chất ngưng tụ chảy xuống.

Để ủ các môi trường đã cấy. Duy trì mức chất lỏng ngập dưới chất lỏng ít nhất là 2 cm trong bể trong quá trình ủ.

Không để nước lọt qua nắp vào vật chứa.

Có thể cần đến các dụng cụ, ví dụ như giá đỡ, để duy trì sự ổn định của các vật chứa.

Tất cả các vật chứa phải được làm khô sau khi lấy ra khỏi bể điều nhiệt  và trước khi sử dụng tiếp.

10.3 Kiểm tra xác nhận Thiết bị phòng thí nghiệm vi sinh

Kiểm tra sự ổn định và độ đồng đều của nhiệt độ trong bể điều nhiệt. Trước khi sử dụng lần đầu và sau bất kỳ lần sửa chữa.

Theo dõi từng bể sử dụng nhiệt kế, cặp nhiệt điện hoặc dụng cụ nhiệt kế ghi nhiệt độ.

Có thể sử dụng bộ hiển thị kỹ thuật số, với điều kiện là độ chính xác và độ phân giải đã được kiểm tra xác nhận.

Theo dõi nhiệt độ của bể điều nhiệt mỗi lần sử dụng và hàng ngày trong thời gian ủ.

10.4 Bảo dưỡng

Bể điều nhiệt cần được đổ đầy chất lỏng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Để ủ các chủng cấy, tốt nhất sử dụng nước cất hoặc nước đã khử ion.

Thường xuyên kiểm tra mức chất lỏng để đảm bảo bể hoạt động đúng

Mức chất lỏng phải luôn ngập trên các bộ phận làm nóng.

Bể điều nhiệt  định kỳ cần được tháo xả, làm sạch, khử trùng và đổ đầy chất lỏng.

11. Lò vi sóng

11.1 Mô tả

Lò vi sóng là thiết bị để gia nhiệt các sản phẩm bằng năng lượng vi sóng ở áp suất khí quyển.

11.2 Sử dụng micro wave – Thiết bị phòng thí nghiệm vi sinh

Sử dụng thiết bị này chỉ để làm nóng các chất lỏng hoặc làm tan chảy môi trường thạch nuôi cấy.

CẢNH BÁO  Thiết bị phòng thí nghiệm vi sinh

Không làm nóng môi trường có chứa các thành phần nhạy với nhiệt trong lò vi sóng.

Trừ khi đã được đánh giá xác nhận rằng cách này không ảnh hưởng đến hiệu năng của môi trường. Khi chưa đánh giá về hiệu quả của Microwave để khử trùng môi trường thì không được sử dụng.

Lò được trang bị bàn xoay hoặc máy khuấy để phân bố nhiệt tốt hơn.

Không dùng dụng cụ kim loại, kể cả nắp đậy bằng kim loại. Nới lỏng nắp chai hoặc nút chai trước khi gia nhiệt.

Thời gian gia nhiệt kéo dài ở chế độ điện năng thấp có thể làm cho việc phân bố nhiệt tốt hơn.

CẢNH BÁO 

Cẩn thận với các sản phẩm đã gia nhiệt. Sản phẩm có thể quá nhiệt và bị tràn hoặc các chai có thể bị nổ.

Khi làm tan chảy môi trường thạch, nên để ở chế độ điện năng thấp.

Nên sử dụng cốc nước làm nóng

Cần để ít nhất 5 phút sau quá trình làm nóng, trước khi lấy ra khỏi lò vi sóng.

11.3 Kiểm tra xác nhận

Thiết lập thời gian gia nhiệt và cài đặt điện năng thích với các lượng chất lỏng khác nhau. Để đảm bảo hiệu suất tối ưu và tránh quá nhiệt các sản phẩm nhạy với nhiệt.

11.4 Bảo dưỡng

Làm sạch lò ngay sau khi bị rò rỉ và định kỳ làm sạch tùy thuộc vào việc sử dụng.

Cần kiểm tra độ kín của vòng đệm và định kỳ kiểm tra sự rò rỉ bức xạ bằng đầu dò.

12.Máy trộn Vortex

12.1 Mô tả

Máy trộn này dùng để trộn đồng hóa môi trường lỏng hoặc huyền phù tế bào vi khuẩn dạng lỏng.

Việc trộn được thực hiện bằng chuyển động quay lệch tâm chất lỏng trong ống nghiệm.

12.2 Sử dụng máy trộn – Thiết bị phòng thí nghiệm vi sinh

Ấn đáy ống nghiệm hoặc vật chứa chất lỏng cần trộn vào đầu của máy trộn. Tốc độ trộn điều khiển khi thay đổi tốc độ của động cơ và góc tiếp xúc với đầu trộn.

Người vận hành phải đảm bảo rằng trong quá trình trộn sản phẩm không bị đổ ra ngoài. Giữ trong khoảng một phần ba chiều dài phía dưới ống miệng rộng để có thể kiểm soát ống tốt hơn.Tránh chất lỏng dâng quá cao trong ống.

Cần có biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu việc tạo ra sol khí khi mở vật chứa đã trộn.

12.3 Kiểm tra xác nhận

Bằng chứng của việc trộn thích hợp khi nhìn thấy dòng xoáy suốt từ đáy lên bề mặt chất lỏng.

12.4 Bảo dưỡng

Giữ thiết bị sạch. Nếu sản phẩm bị tràn ra, thì khử nhiễm bằng cách sử dụng chất khử trùng thích hợp.

Trí Phúc tổng hợp từ ISO 7218