Phân biệt phòng vệ thực phẩm và gian lận thực phẩm

2436

Phòng vệ thực phẩm và gian lận thực phẩm thường bị hiểu sai hoặc nhầm lẫn với nhau. Từ đó dẫn đến việc áp dụng sai. Bài viết dưới đây sẽ phân biệt phòng vệ thực phẩm và gian lận thực phẩm.

Phòng vệ thực phẩm là gì

Là việc bảo vệ thực phẩm khỏi sự cố ý làm ô nhiễm để gây hại cho người tiêu dùng. Người cố ý có thể là người nội bộ hoặc bên ngoài có mục đích phá hoại.

Để phòng ngừa sự cố ý phá hoại, mỗi nhà máy cần đánh giá các mối đe dọa và điểm kiểm soát tới hạn- TACCP (Threat Assessment Critical Control Points).

TACCP giúp nhận diện và kiểm soát các điểm đe dọa trong chuỗi cung cấp có thể gây rủi ro nhiễm bẩn có chủ ý.

Các mối đe dọa được hiểu là các hành động có thể gây nguy hại cho người dùng và hoạt động kinh doanh của nhà sản xuất.

Ví dụ

Thêm chất dị ứng vào sản phẩm mà không có cảnh báo, khiến người bị dị ứng chất đó ăn vào gây nguy hiểm tính mạng.

Thêm Vi khuẩn gây bệnh thương hàn vào thực phẩm khiến nhiều người phải nhập viện vì ngộ độc.

Xem hướng dẫn thực hiện TACCP tại đây

Mẫu kế hoạch phòng vệ thực phẩm

Cần tư vấn FSSC 22000, ISO 22000 mời gọi 0919 099 777

Gian lận thực phẩm là gì

Gian lận Thực phẩm là thuật ngữ tổng hợp bao gồm sự thay thế có chủ ý, bổ sung, giả mạo hoặc trình bày sai về thực phẩm / thức ăn chăn nuôi, thành phần thực phẩm / thức ăn chăn nuôi hoặc bao bì thực phẩm, nhãn mác, thông tin sản phẩm hoặc tuyên bố sai lệch về sản phẩm có thể gây ảnh hưởng kinh tế sức khỏe người tiêu dùng (theo GFSI BRv7: 2017)

Nói tóm lại gian lận thực phẩm có động cơ kinh tế, với mục đích kiếm tiền.

Để phòng ngừa gian lận thực phẩm cần  đánh giá lỗ hỏng và điểm kiểm soát tới hạn.  VACCP (Vulnerability Assessment Critical Control Point).

VACCP giúp nhận diện, kiểm soát các lỗ hỏng có thể dẫn đến gian lận hay giả mạo. Các hành động có động cơ về kinh tế, thu lợi về phía người có chủ ý. phân biệt phòng vệ thực phẩm và gian lận thực phẩm

Hướng dẫn đánh giá VACCP tại đây

Cần tư vấn FSSC 22000, ISO 22000 mời gọi 0919 099 777