Pha chế môi trường nuôi cấy vi sinh vật

2602

Pha chế môi trường nuôi cấy vi sinh vật. Hướng dẫn tiếp nhận, bảo quản và sử dụng môi trường, hóa chất, thuốc thử trong phòng vi sinh. 

Tiếp nhận môi trường dinh dưỡng nuôi cấy vi sinh vật.

  • Khi nhận, môi trường, hóa chất phải được kiểm tra về tình trạng đóng gói, bảo quản, hạn sử dụng. Hãng sản xuất, số lượng và chủng loại và ghi nhận ngày nhận lên chai.
  • Môi trường và hóa chất phải được bảo quản theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Danh mục môi trường và hóa chất phải có đủ các thông tin: tên hóa chất, nhà sản xuất, mã số, số lô sản xuất, điều kiện bảo quản, pH yêu cầu và ngày nhận.
  • Khi sử dụng, nhân viênghi nhận ngày mở của môi trường, hóa chất lên chai hoặc bao bì.
  • Môi trường được sử dụng theo nguyên tắc ưu tiên: hết hạn trước sử dụng trước, vào trước ra trước.
  • Tuân theo hướng dẫn bảo quản và sử dụng của nhà sản xuất với môi trường đã pha sẵn.
  • Mỗi lô môi trường mới phải được kiểm tra tính năng (promotion test) trước khi đưa vào sử dụng.
  • Không sử dụng môi trường khi có thay đổi về màu sắc, hút ẩm, không đồng nhất.

Hướng dẫn pha chế môi trường nuôi cấy vi sinh vật

Nguyên tắc chung

  • Với môi trường tổng hợp, tuân thủ hướng dẫn pha chế của nhà sản xuất.
  • Với môi trường thành phần, pha theo hướng dẫn của phương pháp phân tích có liên quan.
  • Ghi chép theo dõi quá trình pha chế vào biểu mẫu

Cần tư vấn, đào tạo, thiết kế phòng vi sinh, xây dựng ISO 17025 mời gọi Tel 0919 099 777. Email: tuvandaotaotriphuc@gmail.com

Pha chế môi trường

  • Cân lượng môi trường khan vào chai thủy tinh, sai số cho phép 1 % lượng cân thực tế. Tùy lượng cân, lựa chọn cân có sai số thích hợp theo yêu cầu phương pháp.
  • Bổ sung nước cất với thể tích phù hợp với lượng cân. Cộng thêm 5 % thể tích nước hao hụt do quá trình bay hơi trong khi hấp.
  • Lắc đều hòa tan môi trường hoặc đun tan bằng microwave (môi trường thạch hoặc môi trưởng lỏng khó tan).
  • Đo và điều chỉnh pH môi trường, nếu cần thiết, bằng dung dịch NaCl 1N hoặc HCl 1N. Với môi trường tổng hợp, có thể bỏ qua bước này.
  • Phân phối môi trường vào ống nghiệm hoặc bình chứa phù hợp với mục đích sử dụng.
  • Ghi nhãn môi trường, hóa chất đủ các thông tin: tên , ngày pha, ngày hết hạn, người pha. Sử dụng nhãn chỉ thị nhiệt để phân biệt và nhận diện môi trường, hóa chất đã tiệt trùng.

Thanh trùng môi trường theo hướng dẫn nhà sản xuất.

  • Thông thường, môi trường được thanh trùng ở 121 ± 3 oC ở 1 atm trong 15 phút. Các môi trường chứa thành phần dễ bay hơi hoặc không bền nhiệt thường được cân vô trùng, đun tan. Hoặc lọc vô trùng (môi trường lỏng). Môi trường phải được thanh trùng trong vòng 4 giờ sau khi cân. Mỗi mẻ hấp thanh trùng phải được kiểm soát và ghi nhận vào biểu mẫu.
  • Môi trường sau thanh trùng được đo và điều chỉnh pH bằng NaCl 1N hoặc HCl 1N vô trùng.
  • Kiểm tra và ghi nhận màu sắc, độ vô trùng và tính chất vật lý khác nếu có yêu cầu của nhà sản xuất. Nếu các đặc tính này không đạt như yêu cầu của nhà sản xuất, môi trường phải bị loại bỏ.
  • Phân phối môi trường thạch phân lập: sau khi thanh trùng được giữ ở bể điều nhiệt 44 – 47 o Bổ sung supplement nếu cần thiết, phân phối khoảng 10 – 15 mL vào các đĩa petri vô trùng. Ghi tên, ngày pha chế và ngày hết hạn lên từng đĩa.

Pha chế và kiểm soát thể tích dịch pha loãng

  • Với dịch pha loãng, môi trường được phân phối vào các ống nghiệm trước khi hấp thanh trùng.
  • Mỗi mẻ pha chế, thực hiện kiểm tra thể tích dịch pha loãng sau khi hấp. Điều chỉnh thể tích sau hấp dao động trong giới hạn 9.0 ± 0.18 mL (2%).
  • Cách xác định thể tích dịch bay hơi do quá trình hấp để bù vào thể tích phân phối:
  • Cân 5 ống nghiệm sạch, bao gồm nắp ống nghiệm. Ghi nhận khối lượng.
  • Phân phối 9.0 mL dịch pha loãng vào mỗi ống nghiệm. Cân và ghi nhận khối lượng tương ứng.
  • Hấp thanh trùng các ống nghiệm chứa dịch pha loãng.
  • Để nguội, cân và ghi nhận khối lượng từng ống nghiệm sau khi hấp.
  • Tính bình quân chênh lệch thể tích trước và sau hấp.
  • Nếu lượng dịch hao hụt trung bình ≤ 0.18 mL: chấp nhận.
  • Nếu lượng dịch hao hụt trung bình > 0.18 mL. Điều chỉnh pipette ở mức (9.0 mL + x mL), với x là trung bình dịch hao hụt do quá trình hấp.
  • Kiểm tra lại lô phân phối mới tương tự với dispensette/pipette đã điều chỉnh.
  • So sánh thể tích dịch pha loãng sau hấp với khoảng dao động cho phép 9.0 ± 0.18 mL.

Lưu ý

Chỉ cần tiến hành xác định thể tích bay hơi và điều chỉnh pipette lần đầu tiên. Và áp dụng cho những lần phân phối sau nếu kết quả kiểm tra thể tích dịch sau hấp vẫn nằm trong giới hạn chấp nhận. Nếu mức độ điều chỉnh không còn phù hợp, thực hiện lại quá trình từ đầu.

Kết quả kiểm soát thể tích dịch pha loãng được ghi nhận vào biểu mẫu.

Hướng dẫn bảo quản môi trường, hóa chất thuốc thử pha chế

  • Tuân theo hướng dẫn bảo quản của nhà sản xuất.
  • Loại bỏ môi trường ngay khi phát hiện nhiễm vi sinh hoặc khi có thay đổi về tính chất (màu sắc, độ gel, độ ẩm). Với môi trường nhiễm, hấp tiệt trùng ở 121 oC trong 20 phút trước khi bỏ.
  • Với những loại môi trường không có hướng dẫn cụ thể, tùy chủng loại và điều kiện bảo quản, thời hạn sử dụng của môi trường, thuốc thử tuân theo thay đổi theo bảng sau:
Môi trường Dụng cụ chứa Bảo quản Hạn sử dụng
Thạch Đĩa petri 2 – 8 oC, trong túi PE buộc kín miệng 2  tuần
Ống nghiệm 2 – 8 oC 1 tháng
Chai thủy tinh 2 – 8 oC 2 tháng
Lỏng Ống nghiệm 2 – 8 oC 2 tháng
Chai thủy tinh 2 – 8 oC 2 tháng
Chai thủy tinh 15 – 25 oC 2 tuần

Xem thêm: nguyên nhân sai lệch khi pha chế môi trường vi sinh

An toàn phòng thí nghiệm

Cần tư vấn, đào tạo, thiết kế phòng vi sinh, xây dựng ISO 17025 mời gọi Tel 0919 099 777. Email: tuvandaotaotriphuc@gmail.com