Mô hình liên kết chiến lược của HENDERSON VÀ VENKATRAMAN

931

Tổng quan

 

mô hinh liên kết, Henderson và Venkatraman
Mô hình liên kết Henderson và Venkatraman

Mô hình liên kết chiến lược của Henderson và Venkatraman sơ đồ hóa các mối quan hệ chiến lược của công ty với công nghệ thông tin (IT) và giữa các hoạt động với hạ tầng IT.

Nó giúp đánh giá sự liên kết của chiến lược IT với chiến lược kinh doanh, mô hình phân biệt hai chiều:

 

  • Độ phù hợp chiến lược, mức độ hòa hợp của hạ tầng và các quy trình nội bộ tổ chức với chiến lược bên ngoài.
  • Tích hợp chức năng, mức độ liên kết của kế hoạch công nghệ liên quan tới IT với kế hoạch kinh doanh.

Mô hình sử dụng thuật ngữ độ phù hợp chiến lược đối với mức độ phù hợp về công nghệ giữa bốn góc phần tư chiến lược dựa trên hai chiều và làm rõ hai vấn đề:

  • Sự hỗ trợ hiệu quả của IT cho chiến lược kinh doanh
  • Hạ tầng IT phù hợp với các quy trình hoạt động là kết quả của các lựa chọn chiến lược.

Sử dụng mô hình chiến lược của Henderson và Venkatraman khi nào

Mô hình nêu bật thực tế chiến lược IT có thể không bao giờ được xem xét hay thay đổi nếu không liên kết với chiến lược kinh doanh. Đây là điều không thể quá coi trọng.

Các chức năng của mô hình là công cụ để hoàn thiện sự liên kết cần thiết này.

Mô hình cần được sử dụng như một cấu trúc để sơ đồ hóa mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh với chiến lược IT và giữa các hoạt động với hạ tầng IT, trong các trường hợp mà IT vô cùng cần thiết để thực hiện chiến lược kinh doanh đã chọn.

Mô hình đưa ra hiểu biết sâu sắc về ba phương thức.

  1. Xác định liên kết giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược IT
  2. Nhận dạng giá trị mang tính chiến lược của IT và hệ thống tự động mà nó hỗ trợ và định hướng khả thi chiến lược kinh doanh.
  3. Tối đa hóa tiềm năng sử dụng của IT trong doanh nghiệp.

Sử dụng  chiến lược của Henderson và Venkatraman thế nào

Cách nhìn của Henderson và Venkatraman dẫn đến bốn bối cảnh chiến lược vượt trội được liên kết theo như minh họa bởi các mũi tên trong hình

 Phát triển chiến lược, mũi tên ngược chiều kim đồng hồ từ trên xuống qua trái

Trong quan điểm quản lý chiến lược truyền thống này, có một mối quan hệ thứ bậc giữa chiến lược của công ty với hạ tầng và các quy trình của hệ thống thôn tin. Ban giám đốc xác định chiến lược, chiến lược này sau đó chuyển hóa thành hạ tầng IT.

Chiến lược kinh doanh được xem như yếu tố dẫn đường cho cả hạ tầng tổ chức và tính hợp lý của hạ tầng IT.

Tiềm năng công nghệ, mũi tên thuận chiều kim đồng hồ từ trên xuống qua trái

Chiến lược kinh doanh là khởi đầu cho chiến lược và hạ tầng IT. Quan điểm của ban giám đốc về công nghệ như được xác định trong chiến lược kinh doanh sẽ định hướng cho lựa chọn chiến lược IT.

Chiến lược IT sau đó được chuyển hóa thành hạ tầng IT tương ứng. Tiềm năng công nghệ khác với bối cảnh chiến lược, nó đòi hỏi chiến lược IT được thiết lập liên kết với chiến lược kinh doanh.

Chiến lược IT cũng cần hỗ trợ đặc tính của hạ tần và các quy trình IT nội bộ. Hạ tần khi được thực hiện phải phù hợp với chiến lược IT bên ngoài.

Tiềm năng cạnh tranh, mũi tên ngược chiều kim đồng hồ từ trên xuống qua phải

Tiềm năng cạnh tranh trong bối cảnh khác nhau với bối cảnh chiến lược trước đó bởi nó giả định rằng chiến lược kinh doanh có thể thay đổi liên kết với năng lực IT. Khai thác các năng lực IT có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của các sản phẩm và dịch vụ mới, tới các phương thức mới trong việc tạo và làm chủ các mối quan hệ, và tới các yếu tố mới của chiến lược kinh doanh.

Trong bối cảnh này, ban giám đốc chỉ hỗ trợ chiến lược kinh doanh khi nó dự tính năng lực IT vượt trội như thế nào và các phương thức quản lý mới sẽ ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh. Giám đốc IT cần chuyển hóa sự phát triển và xu hướng trong môi trường IT thành những cơ hội và thách thức cho ban giám đốc.

Mức độ dịch vụ, mũi tên thuận chiều kim đồng hồ từ trên xuống qua phải

Từ bối cảnh mức độ dịch vụ, chiến lược kinh doanh là gián tiếp và chỉ xuất hiện vừa đủ, hạ tầng tổ chức dựa trên hạ tầng IT, kế quả duy nhất của chiến lược IT.

Nguy cơ tồn tại là tổ chức được xây dựng theo cách này đòi hỏi đầu tư lớn vào các quy trình, mua sắm thiết bị và giấp phép IT. Vì vậy ban giám đốc cần đóng vai trò trong việc phân bổ nguồn nhân lực.

Kết luận

Mô hình cho rằng cả chiến lược kinh doanh và chiến lược IT đều là trách nhiệm của các nhà quản lý cấp cao. Trên thực tế, các dự án IT gặp trục trặc vì các nhà quản lý cấp cao xem các dự án này trong bối cảnh chiến lược IT đơn thuần. Như vậy, thực ra họ đã chuyển chiến lược IT vào tay các chuyên gia công nghệ. Mô hình này chỉ ra được sự cần thiết của liên kết nhưng nó không cung cấp các giải pháp cho xung đột thường gặp này.

Theo những mô hình quản trị kinh điển

Xem thêm

Tư vấn Đào tạo Trí Phúc

Các bài viết về quản trị