NỘI DUNG
Tổng quan về các quy tắc giá trị
Ý tưởng cơ bản của mô hình này là không một công ty nào có thể làm mọi thứ cho tất cả mọi người.
Những vấn đề chính yếu mà một công ty sẽ thành công hay thất bại trong việc cung cấp giá trị duy nhất cho khách hàng bằng cách thỏa mãn nhu cầu của họ.
Bất kỳ hoạt động kinh doanh tốt nào đều cần một mục tiêu giá trị, một mô hình hoạt động và một loại hình giá trị.
Treacy và Wiersema cho rằng có ba quy tắc giá trị chung giúp cho một tổ chức chuyển giao giá trị tới khách hàng.
- Văn hóa tác nghiệp xuất sắc: theo đuổi chi phí hoạt động tối ưu
- Dẫn đầu về sản phẩm: cung cấp sản phẩm tốt nhất về kỹ thuật và sử dụng công nghệ mới nhất, là người tiên phong trong lĩnh vực.
- Quan hệ mật thiết với khách hàng: cung cấp giải pháp tổng thể tốt nhất, bằng các trở nên đáng tin cậy nhất và hồi đáp nhanh nhất trước nhu cầu của khách hàng.
Những người dẫn đầu về văn hóa tác nghiệp xuất sắc cung cấp các sản phẩm có chất lượng tương đối cao với giá tương đối thấp.
Tuy nhiên, các tổ chức này không cung cấp những sản phẩm hay dịch vụ mới nhất, thay vào đó họ quan sát định hướng của thị trường và thực hiện những hoạt động được coi như những nhân tố thành công quan trọng.
Trọng tâm của họ là hiệu năng, hợp lý hóa các quy trình tích hợp chuỗi cung ứng, giảm thiểu tồn kho, triệt tiêu rườm rà và năng động trong quản lý số lượng. Tiêu chuẩn hóa một phần các sản phẩm và các quy trình là yếu tố then chốt.
Dẫn đầu về sản phẩm là những nhà phát minh và tiếp thị nhãn hiệu, các tổ chức này thí nghiệm liên tục với các sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm mới, thị trường của họ hoặc vô danh hoặc vô cùng năng động.
Lợi nhuận biên có thể siêu cao, đơn giản chỉ vì có độ rủi ro cao đi kèm. Vì vậy trọng tâm phải là nghiên cứu và phát triển, thiết kế và thời gian chào bán ra thị trường nhanh nhằm ghi những bàn thắng lớn, gỡ lại những thất bại vố số trước đó. Đổi mới công nghệ và quản lý vòng đời sản phẩm là những yếu tố then chốt.
Các tổ chức dẫn đầu quan hệ mật thiết với khách hàng sẽ làm bất cứ điều gì để thỏa mãn khách hàng miễn là họ cho rằng khách hàng đáng được như vậy.
Các tổ chức này không tin vào các giao dịch một lần. Họ đầu tư thời gian và tiền bạc và các mối quan hệ lâu dài với một số ít khách hàng.
Họ muốn biết mọi thứ về khách hàng và làm việc gần gũi với họ. Trọng tâm là vượt qua sự mong đợi, giữ chân khách hàng, tin cậy và luôn đối xử tử tế.
Treacy và Wiersema lý luận rằng những công ty dẫn đầu thị trường đạt thành công bởi vì họ không theo đuổi cùng lúc tất các các loại hình giá trị. Mặc dù không phải là không thể kết hợp được cả ba quy tắc giá trị trên, nhưng chúng có thể làm nảy sinh mâu thuẩn, nhầm lẫn và không hiệu quả.
Hai ông cũng cho rằng bắt buộc phải lựa chọn giữa các giá trị, các giá trị nếu được lựa chọn thận trọng và được thực hiện triệt để, có thể tạo ra giá trị đáng kể cho tổ chức.
Khi nào sử dụng ba quy tắc giá trị của Treacy và Wiersema
Các tổ chức không ngừng đặt câu hỏi về nhu cầu của khách hàng và giá trị thực của những gì họ cung cấp. Mô hình các quy tắc giá trị giúp trả lời những câu hỏi đó. Sử dụng mô hình này thường đưa ra hiểu biết sâu sắc, đặc biệt khi một tổ chức suy gẫm về lý do mình tồn tại và tổ chức phục vụ khách hàng của mình như thế nào.
Các quy tắc giá trị
Lựa chọn một mục tiêu giá trị đặc thù tùy thuộc vào việc kết nối những khả năng của tổ chức với những yêu cầu cần thiết để thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
Cần đủ ba vòng thảo luận để đạt được hiểu biết cặn kẻ về tình huống. Ở mỗi vòng, ban giám đốc sẽ suy gẫm về tình huống hiện tại, xem xét các ý tưởng và lựa chọn, đánh giá các lựa chọn đó và cuối cùng là chọn một mục tiêu giá trị để cạnh tranh.
Ở vòng đầu tiên, các nhà quản lý cấp cao cùng trả lời các câu hỏi sau:
- Loại giá trị nào có ý nghĩa nhất đối với khách hàng?
- Có bao nhiêu khách hàng tập trng vào mỗi loại giá trị?
- Tiêu chuẩn của ngành nghề là gì?
- Có đối thủ cạnh tranh nào làm tốt hơn so với tiêu chuẩn đó không?
- Tại sao chúng ta tốt hơn hay kém hơn đối thủ cạnh tranh?
Vòng hai đòi hỏi ban giám đốc xác định ba quy tắc giá trị có ý nghĩa thế nào đối với hoạt động kinh doanh của mình, bao gồm bất cứ sự thay đổi đáng kể nào, kết quả có vài chọn lựa để cân nhắc.
Vòng ba, từng lựa chọn được lọc ra, thường các cá nhân xuất sắc tham gia vào vòng này, không chỉ để làm dịu đi căng thẳng trong lịch thực hiện mà còn đảm bảo sự hỗ trợ của họ bằng cách tạo cho họ có cảm giác có ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động trong tương lại của công ty.
Cuối cùng, phải chi tiết hóa việc thực hiện, tổ chức có thể đồng hướng phù hợp với quy tắc giá trị lựa chọn mới. Điều này có nghĩa là mô tả các mô hình hoạt động của tổ chức, các quy trình kinh doanh, cấu trúc, văn hóa, hệ thống quản trị và công nghệ thông tin cũng như các định hướng giá trị tương ứng được áp dụng khi lựa chọn các quy tắc giá trị.
Thêm vào đó, phải xác định những ước tinh về mức khả thi tài chính, thu nhập tiềm năng, các nhân tố thành công chính yếu và những rủi ro tiềm ẩn.
Sau vòng ba, ban giám đốc sẽ ra quyết định lựa chọn phù hợp cho tổ chức.
Kết luận
Mô hình quy tắc giá trị của Treacy và Weirsema thu hút sự chú ý và được chấp nhận rộng rãi, tuy nhiên mô hình này thường bị sử dụng nhầm, chẳng hạn khi các nhà tư vấn và quản lý buộc một tổ chức phải lựa chọn và trở nên xuất sắc chỉ với một mục tiêu giá trị duy nhất.
Theo đó, những mô hình dẫn đầu thúc đẩy được việc ra quyết định, mỗi một lựa chọn một chiều sẽ tập trung cận kề với mục tiêu giá trị đơn nhất.
Những người dẫn đầu thị trường thực sự không chỉ xuất sắc ở một quy tắc giá trị cho trước, mà còn cạnh tranh ở tất cả các quy tắc giá trị hay thậm chí tạo ra những quy tắc giá trị mới cũng như lập nên các tiêu chuẩn của ngành.
Một câu hỏi có thể được đặt ra là liệu các công ty có lựa chọn không. Chẳng hạn bất kỳ một nhà cung cấp dịch vụ cũng đều đi đến văn hóa tác nghiệp xuất sắc.
Các công ty công nghệ cao có xu hướng trở thành người dẫn đầu về sản phẩm nếu không họ sẽ phải rời cuộc chơi.
Việc thay đổi một công ty toàn cầu nhiều tỷ đô la không tập trung vào hiệu quả khi thị trường chứng khoán bị nhấn chìm như là không thể.
Ba quy tắc giá trị không bao hàm được hết các chọn lựa chiến lược khả thi.
Ví dụ: mô hình không bao gồm các quyết sách chiến lược của công ty, như thành lập hay mua lại, nhãn hiệu công ty với nhãn hiệu sản phẩm, vì vậy nên sử dụng kết hợp mô hình này với mô hình chiến lược khác.
Ngoài ra, mô hình quy tắc giá trị tập trung vào giá trị cho khách hàng và nhấn mạnh xu hướng tự nhiên của các tổ chức song hành với thay đổi các nhu cầu của khách hàng và những phát triển của thị trường, tìm mọi cách tránh để mất khách hàng.
Quá tập trung vào nhu cầu khách hàng cuối cùng sẽ làm cho tổ chức ít chú s hơn tới năng lực và khả năng của mình. Vì vậy không sử dụng mô hình này qua cứng nhắc và đơn lẻ.
Theo Những mô hình quản trị kinh điển
Xem thêm