Lý thuyết trò chơi- mặc cả

1175

Vào một buổi tối muộn, sau cuộc họp ở Jerusalem, hai nhà kinh tế học người Mỹ tìm thấy một chiếc taxi và đưa cho người lái xe chỉ dẫn về khách sạn của họ. Người lái xe nhận ra ngay lập tức đây là những người du lịch Mỹ. Anh ta không bật đồng hồ tính tiền và thay vào  anh ta thổ lộ rằng anh ta rất yêu nước Mỹ và hứa sẽ lấy giá rẻ hơn với giá theo đồng hồ. Dĩ nhiên các nhà kinh tế cảm thấy nghi ngờ lời hứa đó.

Vì sao một người lạ lại đề nghị lấy giá thấp hơn so với đồng hồ tính tiền khi họ vẫn sẵn lòng trả mức giá đó? Làm sao họ có thể biết liệu họ có bị lấy giá quá đắt hay không?[1].

Mặt khác, họ không hề hứa sẻ trả cho người tài xế nhiều hơn mức của đồng hồ tính tiền. Nếu học tìm cách mặc cả và cuộc thương lượng không thành, họ sẽ phải tìm một chiếc taxi khác. Lý thuyết của họ là cứ về khách sạn đã, khi đó vị thế thương lượng của họ sẽ mạnh hơn. Giờ muộn này mà tìm taxi thì quả là hơi khó.

Họ về đến nơi. Người tài xế đòi 2.500 shekel (tiền Israel, tương đương 2,75 đôla). Ai mà biết được đâu là mức giá đúng? Bởi vì Israel mọi người vẫn quen mặc cả nên họ quyết định mặc cả xuống 2.200 Shekel. Người tài xế tỏ ra rất giận dữ. Anh ta nói rằng không thể đi quãng đường như vậy với mức giá đó.

Trước khi cuộc thương lượng tiếp tục, anh ta đã đóng cửa xe và quay lại với tốc độ khủng khiếp, không đếm xỉa gì đến đèn đường và những người qua đường. Liệu có phải họ sẽ bị bắt cóc sang Beirut không? Không. Anh ta quay trở về đúng vị trí xuất phát, đẩy hai nhà kinh tế học ra khỏi xe một cách bất nhã và lầm bầm trong miệng: “thử xem bây giờ thì 2.200 shekel mang các ông đi được bao xa”.

Họ may mắn tìm được chiếc taxi khác. Người tài xế lần này bật đồng hồ tính tiền và số tiền phải trả khi về đến khách sạn là 2200 shekel.

Tất nhiên số tiền 300 shekel không đáng để các nhà kinh tế học mất nhiều thời gian như thế. Mặt khác, câu chuyện của họ thì đúng là đáng tiền. Nó minh họa sự nguy hiểm khi thử mặc cả với những người không đọc cuốn sách của chúng tôi. Hơn thế nữa, còn có những thứ như lòng tự ái và sự vô lý là không thể bỏ qua.

Còn một bài học thứ hai rút ra từ câu chuyện này. Hãy nghĩ xem vị thế thương lượng của những nhà kinh tế học này sẽ mạnh đến đâu nếu họ bắt đầu mặc cả khi đã bước ra khỏi xe. (Tất nhiên, logic này sẽ phải ngược lại khi thuê taxi. Nếu bạn nói với người tài xê bạn muốn đi đâu trước khi lên xe, có thể người tài xế sẽ bỏ bạn đi tìm khách hàng khác. Tốt nhất là ngồi vào xe rồi hẵng nói bạn cần đi đâu).

[1] Nếu người lái xe muốn chứng minh rằng anh ta sẽ lấy giá thấp hơn đồng hồ tính cước, anh ta có thể cứ bật đồng hồ tính tiền như các vị khách yêu cầu và sau đó chỉ lấy 80% mức giá thôi. Thực tế anh ta không làm như vậy đã nói lên một điều gì đó về chủ ý của anh ta rồi; hãy xem câu chuyện của sky masterson ngay trên đây.

Trang chủ

Bài viết quản trị