Gian lận thực phẩm là gì

344

Gian lận thực phẩm là sự thay thế có chủ ý, bổ sung, giả mạo hoặc trình bày sai về thực phẩm. Thức ăn chăn nuôi, thành phần thực phẩm hoặc bao bì thực phẩm, nhãn mác, thông tin sản phẩm. Hoặc tuyên bố sai lệch về sản phẩm có thể gây ảnh hưởng kinh tế sức khỏe người tiêu dùng. Nói tóm lại gian lận thực phẩm có động cơ kinh tế, với mục đích kiếm tiền.

Các hình thức gian lận thực phẩm

Thay thế

Là thay thế một hoặc nhiều thành phần giá trị cao bằng thành phần giá trị thấp.

  • Thay thịt bò bằng thịt heo trong khô bò.
  • Dầu hướng dương thay thế một phần bằng dầu khoáng
  • Protein thủy phân trong sữa thay thế bằng melamine.

Pha loãng

Là quá trình trộn một thành phần chất lỏng có giá trị cao với chất lỏng có giá trị thấp hơn.

Như Dầu ô liu pha loãng với dầu cây trà có khả năng độc hại.

Che dấu

Là quá trình che giấu chất lượng thấp của một thành phần thực phẩm hoặc sản phẩm.

  • Gia cầm tiêm hormone để kích thích tăng trưởng
  • Sử dụng chất tẩy, màu để che dấu tình trạng ôi thiu của thực phẩm.

Bổ sung không được chấp thuận

Là quá trình thêm các nguyên liệu chưa biết và chưa được khai báo vào các sản phẩm thực phẩm để tăng cường các thuộc tính chất lượng của chúng.

  • Sử dụng phụ gia trái phép (thuốc nhuộm Sudan trong gia vị).

Ghi sai nhãn

Là thông tin saisự thật trên bao bì để đạtđược lợi ích kinh tế.

  • Kéo dài hạn sử dụng, hoặc xuất xứ hàng hóa.

Chuyển hướng thị trường không được phép

Sản phẩm được phân bổ cho thị trường Mỹ xuất hiện tại Hàn Quốc

Hàng giả

Là quá trình sao chép tên thương hiệu, sao chép bao bì, công thức, phương pháp chế biến của các sản phẩm khác vì lợi ích kinh tế.

5 vụ gian lận thực phẩm lớn nhất

 Vụ bê bối thịt ngựa (năm 2013)

Phát hiện thịt ngựa trong các sản phẩm thịt bò được bán khắp châu Âu. Vụ bê bối bắt nguồn từ Ireland và lan sang các nước khác. Dẫn đến việc thu hồi hàng triệu sản phẩm và gây thiệt hại đáng kể cho ngành thực phẩm. Vụ việc nêu bật tầm quan trọng của việc truy xuất nguồn gốc.

Vụ bê bối melamine ở Trung Quốc (năm 2008) 

Vụ việc này liên quan đến việc pha trộn sữa bột dành cho trẻ sơ sinh với melamine. Vụ bê bối khiến hàng ngàn trẻ sơ sinh phải nhập viện và 6 trẻ tử vong. Và thu hồi các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất trên toàn cầu. Vụ việc nhấn mạnh sự cần thiết phải giám sát chặt chẽ hơn và hình phạt nghiêm khắc hơn đối với gian lận thực phẩm.

Gian lận phô mai Parmesan (năm 2016)00

Phát hiện ra cellulose, một chất độn làm từ gỗ, trong phô mai được bán ở Hoa Kỳ. Cuộc điều tra cho thấy một số sản phẩm chỉ chứa 2% phô mai. Phần còn lại tạo thành từ chất độn và các chất phụ gia khác. Vụ việc làm nổi bật tính dễ bị tổn thương của chuỗi cung ứng thực phẩm trước sự pha trộn có động cơ kinh tế.

Gian lận dầu ô liu ở Tây Ban Nha (Năm 1981)

Dầu hạt cải cấp công nghiệp được bán dưới dạng dầu ô liu giá rẻ. Các công ty Tây Ban Nha đã nhập khẩu và tinh chế loại bỏ anilin. Rồi bán dưới dạng dầu ô liu cho những người buôn bán trên đường phố. Nhiều người đã chết hoặc bị bệnh do hội chứng được gọi là  Hội chứng dầu độc.

Vụ việc được coi là  vụ ngộ độc thực phẩm tàn khốc nhất  trong lịch sử châu Âu hiện đại. Khiến 1.000 người chết và 25.000 người bị thương nặng, nhiều người trong số họ bị tàn tật vĩnh viễn.

Mật ong ở Canada (năm 2018)

 Mật ong từ Trung Quốc bán dưới dạng mật ong Canada. Cuộc điều tra cho thấy một số mật ong đã bị pha trộn chất kháng sinh, chất bị cấm. Vụ việc nêu bật sự phức tạp của chuỗi cung ứng mật ong toàn cầu và sự cần thiết phải có các biện pháp thực thi và kiểm tra chặt chẽ hơn.

Biện pháp giảm thiểu gian lận thực phẩm.

Để phòng ngừa gian lận thực phẩm cần  đánh giá lỗ hỏng và điểm kiểm soát tới hạn.  Gọi tắt là VACCP.

VACCP giúp nhận diện, kiểm soát các lỗ hỏng có thể dẫn đến gian lận hay giả mạo. Các hành động có động cơ về kinh tế, thu lợi về phía người có chủ ý.

Cần tư vấn đào tạo về HACCP, FSSC 22000, ISO 22000 vui lòng liên hệ

Tel 0919099777 hoặc gửi email về tuvandaotaotriphuc@gmail.com

Xem thêm Hướng dẫn giảm thiểu gian lận – VACCP