Đừng đọc bài này nếu bạn không muốn trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc

792

Theo Quá trình nhận biết và đánh giá vai trò trò lãnh đạo (LEAP),  đã xác định ba kỹ năng về hành vi và sáu yếu tố chất lượng lãnh đạo như là những  lựa chọn quan trọng nhất cho một cá nhân thể hiện vai trò lãnh đạo của mình trong doanh nghiệp.

nhà lãnh đạo xuất sắc
nhà lãnh đạo xuất sắc

Ba kỹ năng hành vi để trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc

  • Kỹ năng thuyết phục: xuất phát từ khả năng nhận biết được điều gì thực sự quan trọng và biết truyền đạt nhiệm vụ cho người khác một cách hợp lý. Đây là một trong những yếu tố phân biệt một nhà quản lý thông thường với một người lãnh đạo thật sự.
  • Kỹ năng đánh giá từng cá nhân: những nhà quản lý thực hiện việc lãnh đạo dựa trên quan điểm đánh giá cá nhân phải xem trọng tiếng nói của mỗi nhân viên cấp dưới và thực hiện vai trò của người huấn luyện hoặc người hướng dẫn thông qua những cơ hội mình có được.
  • Kỹ năng động viên người khác một cách khéo léo: những nhà lãnh đạo được xem là thành công trong việc động viên người khác chính là người biết khuyến khích nhân viên xem xét vấn đề theo những cách thức mới, suy xét lại các ý tưởng và sử dụng các kỹ thuật để giải quyết vấn đề.

Sau yếu tố chất lượng lãnh đạo

Tính gan dạ: một nhà lãnh đạo can đảm phải chịu đựng ý kiến bất đồng, không tránh né xung đột, đưa ra các thông tin phản hồi cho các bộ phận và cấp trên, tự tin vào khả năng của mình, mong muốn là việc độc lập và thực hiện tốt các công việc của công ty bất chấp những hy sinh và trở ngại của bản thân.

Đáng tin cậy: một nhà lãnh đạo đáng tin cậy phải theo đuổi đến cùng những gì mình cam kết, luôn đúng hạn, dám chịu trách nhiệm về hành động của mình và sẵn sang nhận thiếu sót với cấp trên, làm việc có hiệu quả dù có hay không có bất kỳ sự giám sát nào và luôn giữ mối liên hệ với cấp trên trong quá trình phát triển.

Tính nhạy bén: một nhà lãnh đạo nhạy bén phải thực hiện một cách hiệu quả các chức năng của mình trong những hoàn cảnh luôn thay đổi, biết giữ sự ổn định, duy trì được các mục tiêu khi phải cùng lúc đương đầu với trách nhiệm của mình, sử lý đồng bộ các vấn đề, tập trung vào các yếu tố quan trọng và sẵn sang thay đổi khi cần thiết.

Tính thống nhất: một nhà lãnh đạo phải luôn biết tôn trọng các vấn đề về giá trị và đạo đức kinh doanh, cư xử trước sau như một với tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp của mình, không lợi dụng quyền hành, dành được sự tin tưởng/tôn trọng và là một tấm gương trong công việc với sự trợ giúp của các chính sách, đạo đức nghề nghiệp và các nét văn hoá của công ty.

Tính tôn trọng người khác: một nhà lãnh đạo có đức tính này thì luôn tôn trọng chứ không xem thường ý kiến hoặc công việc của người khác ở bất cứ vị trí hay chức vụ của họ trong tổ chức và tin tưởng vào giá trị của nhân viên cho dù họ là ai.

Trang chủ

Các bài viết về quản trị