Đọc kết quả ngoại kiểm RIQAS

7290

Ngoại kiểm là yêu cầu bắt buộc các phòng xét nghiệm phải tham gia định kỳ. Hiểu và biết cách đọc kết quả ngoại kiểm để đánh giá năng lực của phòng trên từng chỉ tiêu xét nghiệm tham gia.

Khi đọc báo cáo, chỉ cần xem 1 trong các thông số SDI, TS, %Dev để biết kết quả đạt hay không. Cần xem trang cuối cùng là trang tổng hợp tất cả các chỉ tiêu xét nghiệm tham gia. Sau đó xem đến biểu đồ chi tiết để nhận ra xu hướng của các tháng đã tham gia.

Các xét nghiệm tham gia không đạt cần có hành động khắc phục.

Đọc thêm Ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm là gì

Trang đầu tiên của báo cáo

Thể hiện Tên phòng xét nghiệm tham gia ngoại kiểm, nơi tổ chức, vòng và số thứ tự của mẫu gửi, người chịu trách nhiệm, ngày ban hành báo cáo, các chữ viết tắt trong báo cáo.

Các trang tiếp theo thể hiện báo cáo của các chỉ tiêu xét nghiệm tham gia. Mỗi chỉ tiêu được trình bày trong 1 trang với 5 biểu đồ và 2 bảng thông số.

Tóm tắt ý nghĩa các biểu đồ và thông số

bao cáo

Giải thích các vùng ở hình trên theo số

  1. Phân thành 3 loại: cho tất cả phương pháp, theo phương pháp của bạn, theo thiết bị.
  2. Biểu đồ tần suất (Histogram) hoặc biểu đồ phân phối
  3. Thống kê tất cả các phương pháp tham gia ngoại kiểm, các thông số đánh giá cho từng phương pháp
  4. Biểu đồ Levey- Jenning: chi tiết về chất lượng/hiệu suất của phòng xét nghiệm của bạn
  5. Điểm đích/điểm ấn định (TS-Target score): cung cấp chỉ số chất lượng/năng lực bằng số, cho phép đánh giá nhanh
  6. Phần trăm độ lệch chuẩn theo mẫu: Giúp xác định xu hướng và sự thay đổi về năng lực/chất lượng của phòng xét nghiệm
  7. Phần trăm độ lệch theo nồng độ: Đánh giá nhanh các sai lệch theo nồng độ

Cần tư vấn đào tạo về ISO 15189, mời gọi 0919 099 777. Email tuvandaotaotriphuc@gmail.com

Ý Nghĩa của các giá trị trên báo cáo

Giải thích các vùng ở hình trên theo số

  1. Đơn vị của chỉ tiêu xét nghiệm
  2. N (number): tổng số phòng xét nghiệm tham gia
  3. Mean: Trung bình so sánh của các kết quả ngoại kiểm đã gửi kết quả
  4. CV% (%Coefficient of Variation=độ lệch chuẩn*100/giá trị trung bình): hệ số biến thiên là một thước đo thống kê độ phân tán của các dữ liệu trong một chuỗi dữ liệu so với giá trị trung bình.
  5. Um (Uncertainty = 1,25 * độ lệch chuẩn/căn bậc 2 của số phòng tham gia): Độ không đảm bảo là thông số gắn với kết quả của phép đo, đặc trưng cho sự phân tán của các giá trị có thể quy cho đại lượng đo một cách hợp lý. (xem thêm tính độ không đảm bảo đo )
  6. SDPA (Standard Deviation for Performance Assessment): Độ lệch chuẩn đánh giá

SDPA= Giá trị ấn định * Trung bình so sánh/ (t-value *100)

t-value ~ 1,645 tương đương với 10% phòng xét nghiệm có kết quả kém

Nếu Um > (0,3 * SDPA) thì SDPA điều chỉnh = √ (U2m + SDPA2) và giá trị báo cáo với hậu tố “a”

Nếu Um < (0,3*SDPA) thì SDPA điều chỉnh = SDPA

  1. Exc: Một số kết quả đã bị loại trừ sau khi thống kê
  2. Mean of comparion: trung bình so sánh hay Trung bình nhóm ngang hàng (là nhóm cùng thiết bị, hóa chất, phương pháp)
  3. SDI: chỉ số độ lệch chuẩn -Standard deviation index

SDI = Kết quả của bạn – trung bình nhóm ngang hàng/SDPA điều chỉnh

  1. RMSDI (Running mean standard deviation index) là mức trung bình của 10 SDI cuối cùng cho một tham số nhất định.
  2. Điểm đích hay điểm ấn định (Target score- TS)
TS thể hiện sự khác biệt giữa kết quả phòng xét nghiệm tham gia với giá trị so sánh trung bình. TS được phát triển để diễn giải một cách đơn giản năng lực/chất lượng của các phòng xét nghiệm tham gia ngoại kiểm. Giá trị tính toán được thể hiện bằng %.

TS= Log10 (3.16 x TDPA / (kết quả của bạn – trung bình nhóm ngang hàng)*100/ trung bình nhóm ngang hàng

  1. %DEV: Deviation from the Mean for Comparison- Phần trăm độ lệch chuẩn của trung bình nhóm ngang hàng. Chỉ số càng gần 0, năng lực của Phòng xét nghiệm càng tốt.
  2. Giới hạn biến đổi sinh học (Biological Variation): chỉ tham khảo
  3. Giới hạn năng lực/ hiệu suất được đặt cho thông số này.

Giải thích ý nghĩa trên biểu đồ Histogram

Biểu đồ này cho bạn hình dung nhanh về kết quả của phòng xét nghiệm của bạn so với trung bình của phương pháp và thiết bị.

Biểu đồ histogram ngoại kiểm

Giải thích các vùng ở hình trên theo số

  1. Có 673 phòng xét nghiệm trả kết quả từ 35,96 đến 36,63
  2. Có 58 phòng xét nghiệm trả kết quả từ 33,29 đến 33,96 cùng nhóm phương pháp với phòng xét nghiệm của bạn
  3. Kết quả của bạn
  4. Đơn vị
  5. 25 phòng xét nghiệm có kết quả từ 37,96 đến 38,62 cùng nhóm thiết bị với phòng xét nghiệm của bạn.

Đọc kết quả ngoại kiểm dựa trên biểu đồ Chỉ số độ lệch chuẩn – SDI

Biểu đồ SDI

  1. I 107.502 Giá trị của độ lệch chuẩn theo phương pháp hay thiết bị, chữ I là thiết bị, A là tất cả phương pháp, M là phương pháp
  2. Đường kẻ biểu thị sự thay đổi trong chi tiết đăng ký cho thông số này
  3. Chỉ số độ lệch chuẩn SDI của bạn
  4. N: bạn đã đăng ký tham gia ngoại kiểm nhưng không có trả kết quả trong tháng đó
  5. Số thứ tự của mẫu, tương đương với tháng tham gia ngoại kiểm
  6. C: kết quả đã sửa sau hạn chót nộp kết quả 4 tuần. Kết quả được chấp nhận khi chứng minh không phải lỗi phân tích mà là lỗi trước hoặc sau xét nghiệm.

Đánh giá kết quả dựa trên SDI

|SDI| < 2: Kết quả chấp nhận

– 2 ≤ |SDI| < 3: Kết quả cảnh báo cần chú ý theo dõi

– |SDI| ≥ 3: Kết quả không chấp nhận

Giá trị SDI phụ thuộc khá nhiều vào độ lệch chuẩn của nhóm tham gia. SD của nhóm càng lệch nhau thì kết quả của PXN tham gia có lệch đi một chút cũng không bị ảnh hưởng nhiều. Ngược lại nếu kết quả của nhóm càng gần nhau thì một sự sai lệch nhỏ trong kết quả của bạn cũng đã làm thay đổi SDI rất nhiều.

Ý nghĩa của biểu đồ điểm ấn định hay điểm đích, điểm mục tiêu (TS)

Đọc kết quả ngoại kiểm

Biểu đồ điểm đích Target score

  1. TDVA là độ lệch ấn định để đánh giá chất lượng (%), giá trị này được xem xét định kỳ bởi ban cố vấn của RIQAS

Biểu đồ phân thành 5 vùng màu sắc đậm dần với TS nằm trong giới hạn từ 10-120

TS<40 không chấp nhận

TS = 41-50 Cần cải tiến

TS= 51-70 chấp nhận

TS= 71-100 Tốt

TS =101-120 Xuất sắc

Ý nghĩa biểu đồ %Độ lệch chuẩn

2.Sơ đồ của % độ lệch chuẩn trung bình chạy RMSD

3.Giới hạn chấp nhận, giá trị TDPA mặc nhiên của RIQAS nhưng cũng có thể thiết lập dựa trên biến đổi sinh học hoặc theo yêu cầu

Ý nghĩa biểu đồ % độ lệch chuẩn theo nồng độ

Biểu đồ % độ lệch chuẩn theo nồng độ

Biểu đồ này cho phép đánh giá nhanh các sai lệch liên quan đến nồng độ.

  1. Mẫu hiện tại
  2. Phần trăm độ lệch chuẩn theo nồng độ

Trang tóm tắt

Tổng hợp tất cả kết quả tham gia ngoại kiểm trong một đợt và các thông số đánh giá chất lượng phòng xét nghiệm

  1. RMSDI: Nếu ít hơn 10 kết quả thì ghi là “Too few”
  2. Dấu tam giác đỏ xuất hiện, chứng tỏ các thông số SDI, %D, Ts vượt quá giới hạn cho phép
  3. RM%D: giá trị trung bình của 10 kết quả cuối cùng
  4. ORMTS: Trung bình của tất cả RMTS.

Trí Phúc dịch từ nguồn

Cần tư vấn đào tạo về ISO 15189, mời gọi 0919 099 777. Email tuvandaotaotriphuc@gmail.com

 

https://pdf.medicalexpo.com/pdf/randox laboratories/lt033-riqas-explained/69798-173358.html