Câu chuyện máy tính Lenovo mua máy tính cá nhân IBM

1113

Năm 2003, tỉ lệ chiếm hữu thị trường của máy tính cá nhân Lenovo từ 30% giảm còn 28%, tại thị trường Quảng Châu, máy tính Hedy vượt qua Lenovo, Dell tấn công tới tấp và cố lật đổ Lenovo.

Tổn thất hơn 100 triệu đô la Hồng Kông, chiến lược đa nguyên hóa bị thất bại, nếu Lenovo cố thủ ở thị trường Trung Quốc, thì phân ngạch thị trường máy tính cá nhân sẽ dần dần bị xâm chiếm. Điều này chẳng khác nào ngồi chờ chết. CEO Lenovo Liễu Truyền Chí phát biểu” Lenovo phát triển đến ngày hôm nay nếu không bước đi để lớn mạnh, để tăng lợi nhuận người đầu tư cũng sẽ không hài lòng, vì vậy ngoài việc bước ra ngoài chúng ta không còn sự lựa chọn nào khác.

Lenovo muốn đột phá vòng vây, nhưng họ đối mặt với một hiện thực khác, quốc tế hóa không thể chỉ hô hào mà phải có tiền mới thực hiện được, để xây dựng một thương hiệu tầm cỡ quốc tế, chí ít cũng cần đến 25 năm, chỉ riêng chi phí quảng cáo mất 200 triệu USD.

Trong lĩnh vực máy tính, IBM được coi là ông tổ của ngành chế tạo PC và luôn được mệnh danh là Người khổng lồ xanh. IBM đã tạo ra dòng sản phẩm Think độc đáo, vậy mà đến thời đại hậu PC, trước những bức bách của những đối thủ như HP, Dell, IMB cũng phải từ bỏ lĩnh vực máy tính cá nhân. Trong khi đó Lenovo cần một bệ phóng để thoát khỏi khó khăn trước mắt giúp tiến vào con đường quốc tế.

Sau khi đàm phán với IBM, Lenovo phải đối mặt với 3 vấn đề lớn. Thứ nhất là khách hàng cũ của IBM sau khi biết được Lenovo mua lại bộ phận máy tính cá nhân của IBM thì họ có tiếp tục mua những sản phẩm này không. Thứ hai là sau khi mua IBM, nhân viên IBM có rời bỏ Lenovo không, Ba là văn hóa giữa hai doanh nghiệp và năng lực quản lý có phù hợp không.

Sau khi nghiên cứu tỉ mỉ các vấn đề trên giải pháp đã được đề ra. Vấn đề thứ nhất, trong vòng 18 tháng sau khi mua IBM , Lenovo vẫn sử dụng nhãn hiêu IBM, 18 tháng tiếp theo sẽ sử dụng hai nhãn hiệu Lenovo và IBM, đến 5 năm sau sẽ hoàn toàn sử dụng nhãn hiêu Lenovo, ngoài ra CEO mới của Lenovo vấn là người quản lý của IBM và không thay đổi nhân viên. Vì thế Lenovo vẫn kiểm soát được những rủi ro về khách hàng.

Vấn đề thứ hai, sau khi khảo sát, Lenovo biết IBM vẫn đồng ý gia nhập công ty mới.

Vấn đề thứ ba, văn hóa Lenovo bắt nguồn từ văn hóa Nho giáo nên có đặc điểm dễ dung hòa, vì vậy tính rủi ro trong vấn đề này có thể tránh được.

Tháng 11 năm 2003 đoàn đàm phán của Lenovo đến Mỹ, đoàn gồm 100 người bao gồm đại diện các khâu trong công ty như hành chánh, kế toán, sản xuất.. cùng các cố vấn từ các công ty như Ernt & Young, Pricewahterhouse Coopers làm cố vấn tài chính, Mckinsey & Co làm cố vấn chiến lược, Ogilvy làm cố vấn ngoại giao và rất nhiều công ty chuyên nghiệp tham gia trong cuộc đàm phán này. Kéo dài 13 tháng cho các vấn đề nhưng cuối cùng bất đồng về giá cả phải mất rất nhiều thời gian và công sức để giải quyết. Ngày 18 tháng 12 năm 2004 trong buổi họp báo Liễu Truyền Chí tuyên bố, tập đoàn Lenovo mua lại bộ phận máy tính cá nhân của IBM bao gồm các sản phẩm, phần phát triển công nghệ, bộ phận kinh doanh và các bằng sang chế với giá là 1.250.000.000 USD.

Sau khi mua lại IBM không những có thể giải quyết được mối họa bên trong mà còn nhờ ưu thế từ thương hiệu IBM, kỹ thuật phát triển, Lenovo đã bước lên vị trí thứ ba trong thị trường PC thế giới.

Trang chủ

Các bài viết quản trị