Trong cuốn Guys and Dolls, anh chàng đánh bạc Sky Masterson đã kể lại lời khuyên đáng giá của cha mình như sau:
“Con trai ạ, một ngày nào đó khi con đi lang thang, sẽ có một gã đến gần và chỉ cho con thấy chiếc bàn đẹp đẽ vơi các quân bài còn chưa bóc tem, gã ta sẽ rũ con cá cược rằng hắn sẽ khiến con J bích nhảy khỏi bàn và rót rượu táo vào tai con. Nhưng con trai ạ, đừng cá cược vời gã đó bởi vì cũng chắc chắn như con còn đứng đó, con sẽ kết thúc với rượu táo trong tai”.
Bối cảnh của câu chuyện này là Nathan Detroit rủ Sky Masterson đánh cược xem Mindy bán được nhiều bánh ngọt hay bánh pho mát hơn. Nathan đã biết câu trả lời là bánh ngọt và sẵn sàng đánh cược nếu Sky chọn đặt cược vào bánh pho mát.
Ví dụ trên nghe có vẻ hơi quá mức. Tất nhiên, không ai lại chấp nhận đánh cược một cách khờ khạo như vậy. Tuy nhiên, hãy nhìn vào thị trường giao dịch trả sau (future contract) của Sở giao dịch chứng khoán Chicago. Nếu một nhà đầu cơ khác chào bán cho bạn một hợp đồng trả sau, anh ta sẽ chỉ kiếm được tiền nếu bạn bị mất tiền. Giao dịch như vậy được gọi là trò chơi có tổng bằng không, cũng giống như thi đua trong thể thao khi thắng lợi của đội này sẽ là thất bại của đội khác. Do vậy, nếu ai đó muốn bán cho bạn một hợp đồng trả sau, bạn không nên sẵn sàng mua nó. Và ngược lại cũng vậy.
Sự sâu sắc của chiến lược là ở chỗ hành động của những người khác cho chúng ta biết những gì họ biết và chúng ta cần phải sử dụng thông tin này để dẫn đặt hành động của chính mình. Tất nhiên, chúng ta cần sử dụng nó cùng với các thông tin của chính chúng ta liên quan đến vấn đề này và sử dụng tất cả các phương tiện chiến lược khác để moi thêm thông tin từ những người khác nữa.
Trong cuốn Guys and Dolls có mô tả một phương tiện đơn giản loại này. Sky cần phải hỏi Nathan xem anh ta chấp bao nhiêu nếu đánh cược vào bánh pho mát. Nếu câu trả lời là không chấp gì cả thì Sky có thể suy luận ra rằng câu trả lời là bánh ngọt. Còn nếu Nathan chấp như nhau cho cả hai loại bánh, anh ta đang giấu thông tin với chi phí là cho Sky một cơ hội giành lợi thế khi đánh cược.
Các thị trường chứng khoán, thị trường ngoại hối và các thị trương tài chính khác, mọi người đều tự do đặt cược vào bất kỳ bên nào theo cùng một cách như vậy.
Thực ra ở một số giao dịch chứng khoán có tổ chức, trong đó có thị trường chứng khoán London, khi bạn hỏi giá một loại chứng khoán, người quản lý thị trường bắt buộc phải nói cho bạn biết cả giá bán lẫn giá mua trước khi anh ta biết bạn muốn mua hay muốn bán. Nếu không có biện pháp bảo đảm như vậy, những người quản lý thị trường có thể lợi dụng để trục lợi từ những thông tin cá nhân và việc các nhà đầu tư bên ngoài lo sợ bị biến thành những gã khờ sẽ khiến cả thị trường sụp đỗ. Giá mua và giá bán không hoàn toàn như nhau: chênh lệch giữa hai mức giá này được gọi là phí bao tiêu (hay chênh lệch mua bán song hành – bid – ask spread).
Trên thị trường thanh khoản, chênh lệch này là rất nhỏ cho thấy cần có rất ít thông tin cho bất kỳ lệnh mua hay bán nào. Mặt khác, Nathan Detroit sẵn sàng đánh cược vào bánh ngọt với bất kỳ giá nào trong khi không đánh cược chút nào vào bánh pho mát; chênh lệch của anh ta trong trường hợp này là không xác định được. Bạn hãy thận trọng với những nhà quản lý thị trường kiểu như vậy.
Chúng tôi cần nói thêm rằng Sky không thật sự học được nhiều lắm từ cha minh. Chỉ một phút sau khi anh ta đã cược với Nathan rằng Nathan không biết được màu chiếc khăn cổ của chính mình. Sky không thể thắng: nếu Nathan biết màu đó, anh ta se cược và thắng; nếu không anh ta sẽ chối đặt cược và chẳng mất gì.