NỘI DUNG
Trí Phúc tập hợp các câu hỏi về về tiêu chuẩn ISO 17025 mà khách hàng thường hỏi trước khi tư vấn.
Tiêu chuẩn ISO 17025 là gì
Tiêu chuẩn viết đúng là ISO/IEC 17025:2017 được ban hành lần đầu vào năm 1999 bởi Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (International Organization for Standardization- ISO) và Ủy ban điện quốc tế (International Electrotechnical Commission), 2017 là phiên bản được ban hành năm 2017.
Tên của tiêu chuẩn là “Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn” (General requirements for the competence of testing and calibration laboratories). Các câu hỏi về tiêu chuẩn ISO 17025
Tại sao phải thực hiện ISO 17025
Tiêu chuẩn bao gồm các yêu cầu mà các phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn phải đáp ứng. Nhằm chứng minh tổ chức áp dụng một hệ thống chất lượng, có năng lực kĩ thuật và có thể cung cấp các kết quả có giá trị.
Tổ chức nào có thể áp dụng ISO 17025
Tiêu chuẩn này áp dụng đối với tất cả các tổ chức thực hiện việc thử nghiệm và/hoặc hiệu chuẩn. Không phụ thuộc vào số lượng nhân viên hay phạm vi hoạt động thử nghiệm và/hoặc hiệu chuẩn.
Trong nhiều trường hợp, các nhà cung cấp, cơ quan chức năng sẽ không chấp nhận kết quả thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn từ nơi cấp kết quả không được công nhận ISO/IEC 17025.
Các lĩnh vực có thể áp dụng ISO 17025
- Lĩnh vực thử nghiệm cơ.
- Lĩnh vực thử nghiệm điện – Điện tử.
- Lĩnh vực thử nghiệm sinh học.
- Lĩnh vực thử nghiệm hoá học.
- Lĩnh vực thử nghiệm xây dựng.
- Lĩnh vực thử nghiệm không phá huỷ.
- Lĩnh vực hiệu chuẩn và đo lường.
- Lĩnh vực thử nghiệm dược phẩm.
Cấu trúc của tiêu chuẩn ISO 17025
ISO 17025 dựa trên nền tảng ISO 9001. Cấu trúc của phiên bản 2017 phù hợp với cấu trúc của ISO 9001:2015. không còn chia theo yêu cầu quản lý và kỹ thuật nữa mà tập trung vào rủi ro quá trình.
Khi nào thì tiêu chuẩn sẽ được xem xét và sửa đổi
Thông thường tiêu chuẩn ISO sẽ được xem xét sau 5 năm, khi có những thay đổi đáng để sẽ được ban hành lại.
Những thay đổi hoặc ban hành sẽ được cập nhật tại đây
https://www.iso.org/publication/PUB100424.html
ISO 17025 có gì khác so với ISO 9001
- Cơ quan đánh giá ISO 17025 gọi là cơ quan công nhận (khác với tổ chức chứng nhận).
- Đơn vị thực hiện ISO 17025 sau khi đánh giá được nhận giấy công nhận (khác với giấy chứng nhận).
- Tổ chức công nhận ở Việt Nam phải là đơn vị sự nghiệp khoa học. Được thành lập theo hình thức của tổ chức khoa học và công nghệ. Và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ.(khác với tổ chức chứng nhận có thể là bất cứ tổ chức nào có năng lực, nhà nước, tư nhân hoặc nước ngoài).
- ISO 17025 tập trung vào kỹ thuật thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn và hệ thống quản lý.
- Chi phí xây dựng ISO 17025 cao do phải chú ý đến cơ sở vật chất, máy móc, liên kết chuẩn định kỳ, đào tạo con người, thử nghiệm thành thạo, xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp.
Đơn vị đánh giá công nhận ISO 17025 tại Việt Nam
BOA: Văn phòng công nhận chất lượng thuộc Bộ khoa học công nghệ
AOSC: Văn phòng công nhận năng lực đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn chất lượng thuộc Liên hiệp Hội khoa học kỹ thuật việt Nam.
Thời hạn công nhận ISO 17025 tại Việt Nam
Hai đơn vị công nhận cũng có thời hạn chứng nhận khác nhau, BOA là 3 năm, AOSC là 5 năm.
Năm đầu tiên là phí đánh giá ban đầu. Phí này sẽ cao hơn nhiều so với phí giám sát của những năm sau đó.
Sau thời hạn công nhận, phòng thí nghiệm lại ký hợp đồng mới và thời hạn công nhận lại được điều chỉnh.
Chi phí xây dựng ISO 17025
xem thêm Chi phí xây dựng ISO 17025
- Chi phí đào tạo, tư vấn
- Chi phí triển khai thực hiện
- Chi phí công nhận
Trong đó phí triển khai thực hiện ISO 17025 là nhiều nhất vì phải bao gồm:
- Thiết kế, xây dựng lại phòng thử nghiệm phù hợp với lĩnh vực áp dụng.
- Hiệu chuẩn thiết bị có ảnh hưởng đến chất lượng thử nghiệm/hiệu chuẩn..
- Xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp thử nghiệm
- Thử nghiệm thành thạo hay so sánh liên phòng cho từng chỉ tiêu đăng ký công nhận.
- Hoá chất, chất chuẩn, chủng chuẩn.
Cần thiết kế phòng thử nghiệm, đào tạo, tư vấn ISO 17025 mời gọi
Tel 0919 099 777 Email: tuvandaotaotriphuc@gmail.com
Yêu cầu về con người
- Nhân viên trực tiếp thử nghiệm hàng năm phải được đánh giá tay nghề.
- Người quản lý phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm liên tục trong lĩnh vực thử nghiệm được phân công kiểm soát. Trường hợp trình độ chuyên môn đại học ở lĩnh vực khác cần ít nhất 5 năm kinh nghiệm liên tục trong lĩnh vực thử nghiệm.
- Nhân viên mới cần được đào tạo thực hành thử nghiệm ít nhất 2 tháng và được giám sát ít nhất 1 năm khi tham gia thử nghiệm.
Khi nào nộp đơn công nhận
- Khi xây dựng xong và áp dụng hệ thống quản lý của tiêu chuẩn ít nhất 3 tháng
- Đã đánh giá nội bộ
- Đã xem xét lãnh đạo
- Đã tham gia thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng các chỉ tiêu đăng ký công nhận