NỘI DUNG
Đánh giá năng lực nhân viên là cách đo lường và ghi lại năng lực của nhân viên. Mục tiêu của đánh giá là xác định các vấn đề về hiệu suất của nhân viên. Từ đó khắc phục những vấn đề này trước khi chúng ảnh hưởng đến chất lượng xét nghiệm.
Năng lực là việc áp dụng kiến thức, kỹ năng và hành vi để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Để có kết quả xét nghiệm chính xác phụ thuộc vào khả năng của nhân viên trong việc thực hiện một loạt các quy trình diễn ra trong xét nghiệm.
Mục đích của đánh giá năng lực
Người quản lý dựa vào kết quả đánh giá để biết nhân viên có thực hiện đúng và thành thạo các nhiệm vụ và trách nhiệm được giao hay không.
Kết quả của đánh giá năng lực là dữ liệu để lập kế hoạch đào tạo cho nhân viên. Đánh giá năng lực được thực hiện sau khi hết thời gian thử việc hoặc định kỳ. Điều này giúp xác định hoặc ngăn ngừa các vấn đề về hiệu suất có thể giải quyết thông qua đào tạo.
Người được chọn đánh giá phải là người có năng lực cao hơn người được đánh giá. Như thế mới phát hiện các sai sót trong quá trình thực hiện của nhân viên.
Phương pháp đánh giá năng lực
Quan sát trực tiếp
Người quản lý theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ để biết nhân viên có tuân thủ SOP không.
Quan sát là cách tốn nhiều thời gian nhất để đánh giá năng lực của nhân viên. Phương pháp này được khuyên dùng khi đánh giá các thao tác đòi hỏi kỹ năng chính xác.
Dùng danh sách kiểm tra
Để tránh tính chủ quan trong quá trình đánh giá năng lực, người quan sát sử dụng bảng kiểm được thiết kế riêng. Danh sách kiểm tra được sử dụng khi có các mục, hành động hoặc thuộc tính cụ thể có thể quan sát được cần quan sát.
Xem xét các kết quả tính toán, hồ sơ ghi chép do nhân viên thực hiện
Quản lý cần kiểm tra lại kết quả hoặc so sánh kết với nhân viên khác. Đánh giá bằng cách này sẽ biết sự thành thạo hoặc tỉ mỉ trong công việc.
Đánh giá kiến thức thông qua phỏng vấn, trao đổi, thảo luận
Nhân viên được yêu cầu trả lời bằng miệng hoặc bằng văn bản đối với các vấn đề kỹ thuật, quy trình.
Đánh giá thông qua mẫu chuẩn, mẫu ngoại kiểm, mẫu lặp lại, tái lặp.
Thông qua hình thức chuẩn bị mẫu mù, mẫu đã chuẩn bị sẵn thông báo hoặc không thông báo cho nhân viên.
Các mẫu lặp lại, tái lặp đánh giá độ đều tay của nhân viên có thể được xác định thông qua xác nhận giá trị sử dụng
Sau khi đánh giá sẽ tổng hợp kết quả đánh giá năng lực cho các tiêu chí
- Năng lực kỹ thuật
- Tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ được giao
- Tỷ lệ tuân thủ quy trình
- Tỷ lệ tuân thủ các quy tắc an toàn
- Mức độ các kỷ năng (Kỷ năng giao tiếp, làm việc nhóm, trình bày…)
Tần suất đánh giá
- Theo quý hoặc theo năm
- Bắt đầu thực hiện một kỹ thuật mới, tức là sau khi đào tạo xong, hoặc sau một thời gian được ấn định.
Các bước thực hiện đánh giá
- Viết quy trình đánh giá năng lực
- Thực hiện đánh giá năng lực cho tất cả nhân viên theo quy trình.
- So sánh các nhiệm vụ và trách nhiệm được mô tả trong bản mô tả công việc của từng nhân viên với các kỹ năng thực tế được thể hiện.
- Lập báo cáo về kết quả đánh giá. Mô tả những phát hiện tích cực và những điểm cần cải thiện.
- Thảo luận những phát hiện với mỗi nhân viên. Thảo luận về những điểm cần cải thiện và cách nhân viên phải thực hiện những điểm này.
- Nếu nhân viên thiếu những năng lực nhất định, hãy xây dựng chiến lược cải thiện trong cuộc thảo luận với nhân viên được đánh giá.
- Nếu nhu cầu đào tạo được xác định: hãy tìm một chương trình đào tạo thích hợp
- Lưu trữ báo cáo đánh giá năng lực trong Hồ sơ nhân sự của nhân viên
Xem video
https://youtu.be/THEwuKLy7MA
Tham khảo bảng danh sách đánh giá năng lực nhân viên
Cần tư vấn đào tạo ISO 15189, ISO 17025
Mời gọi: 0919 099 777
Email: tuvandaotaotriphuc@gmail.com