Ma trận nguyên nhân và kết quả (Cause and Effect Matrix)

1230

Ma trận nguyên nhân và kết quả (C&E matrix) là một công cụ cải tiến giúp số hóa các lựa chọn giúp quyết định thứ tự ưu tiên giải quyết vấn đề.

Khi nào sử dụng ma trận nguyên nhân và kết quả

Khi bạn  có một danh sách gồm 30 các yếu tố đầu vào. Để lựa chọn yếu tố nào cần ưu tiên cải tiến thì ma trận C&E là lựa chọn tốt nhất. Việc lựa chọn này được định lượng bằng các con số giúp quá trình ra quyết định dễ dàng hơn.

Giới thiệu Ma trận nguyên nhân và kết quả

Bạn có 2 yếu tố cần xác định

  • Đầu vào: là các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả
  • Đầu ra là là kết quả, mục tiêu mong muốn

Ví dụ

Khách hàng muốn chọn một loại phân bón cho cây có nhiều trái, vì vậy cây có nhiều trái là đầu ra. Và loại phân bón là đầu vào.

  • Chọn thang điểm cho đầu ra

Có thể dùng thang điểm 1-3 hoặc 1-5 hoặc 1-10 để phân loại mức độ ưu tiên của kết quả.

Để chọn mức ưu tiên nên hỏi khách hàng hay người sử dụng kết quả để biết mức quan trọng.

  • Chọn thang điểm cho đầu vào

Dùng thang điểm 1-3 hoặc 1-5 hoặc 1-10 để đánh giá mức độ tác động đến từng loại kết quả.

Ví dụ

1 (không tác động), 2 (tác động ít), 3 (hơi tác động ), 4 (tác động mạnh), 5 (tác động rất mạnh).

Các bước thực hiện

  1. Lập danh sách yếu tố đầu vào (cột)
  2. Chọn thang điểm của yếu tố đầu vào
  3. Lập danh sách yếu tố đầu ra (hàng)
  4. Chọn thang điểm yếu tố đầu ra
  5. Đưa lên ma trận
  6. Cho điểm mức độ tác động giữa đầu ra với từng đầu vào
  7. Cộng điểm hàng ngang và dọc cho mỗi yếu tố đầu ra và đầu vào
  8. Kết luận: Đầu vào nào có tổng điểm lớn nhất sẽ ưu tiên để giải quyết.

Ví dụ về cách sử dụng C&E

Nếu bạn sở hữu một ngôi nhà có sân, rất có thể bạn muốn cỏ của mình đẹp xanh và không có cỏ dại.

 

Đầu ra Thang điểm
Cỏ xanh đậm (càng xanh càng tốt) 3
Độ dày của cỏ (càng dày càng tốt). 2
Không có cỏ dại trong cỏ 2

 

Đầu vào Thang điểm
Thương hiệu máy cắt cỏ 1 (không tác động),

2 (tác động ít),

3 (hơi tác động ),

4 (tác động mạnh),

5 (tác động rất mạnh).

 

Chiều cao máy cắt (lưỡi)
tần số cắt
tần suất tưới nước
thời gian tưới nước
loại phân bón
tần suất bón phân
kinh nghiệm điều hành

 

Xác định tác động đến kết quả đầu ra

Đánh giá đầu vào tác động như thế nào đến từng đầu ra. Chỉ cần đặt câu hỏi mỗi đầu vào có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi đầu ra.

Ví dụ

Loại phân bón có ảnh hưởng như thế nào đến màu sắc của cỏ?

Loại phân bón ảnh hưởng đến độ dày của cỏ như thế nào?

Loại phân bón ảnh hưởng đáng kể như thế nào đến số lượng cỏ dại trong cỏ

Kết quả

Thang điểm mức độ quan trọng của đầu ra 5 4 4
TT Đầu vào Cỏ xanh đậm Độ dày của cỏ Không có cỏ dại Total %
1 Thương hiệu máy cắt cỏ 1 1 1 13 6%
2 Chiều cao máy cắt (lưỡi) 1 2 1 17 7%
3 tần số cắt 4 2 3 40 17%
4 tần suất tưới nước 1 5 3 37 16%
5 thời gian tưới nước 2 5 2 38 16%
6 loại phân bón 2 3 1 26 11%
7 tần suất bón phân 3 3 5 47 20%
8 kinh nghiệm điều hành 1 1 1 13 6%
Total 15 22 17

 

Như vậy tần số cắt và tần suất bón phân là yếu tố ưu tiên cần chú ý

Xem thêm công cụ Heijunka

Phương pháp tìm ý tưởng 6 3 5 

Cần tư vấn đào tạo Kaizen, cải tiến sản xuất mời gọi

Tel 0919099 777, Email: tuvandaotaotriphuc@gmail.com