Tính khách quan trong ISO 15189:2022

798

Tiêu chuẩn ISO 15189:2022 mới cập nhật có yêu cầu về Tính khách quan. Bài viết này giải thích và hướng dẫn quy trình thực hiện Tính khách quan trong ISO 15189:2022.

Tính khách quan trong ISO 15189:2022 là gì

Tính khách quan có thể được hiểu là không thiên vị hoặc không xung đột lợi ích.

Khách quan là không có xung đột về lợi ích hoặc nếu có xung đột lợi ích thì phải được giải quyết sao cho không ảnh hưởng bất lợi đến các hoạt động sau đó của phòng xét nghiệm.

Khi chúng ta nói “xung đột lợi ích“, đây là “lợi ích cá nhân” có xu hướng xung đột với trách nhiệm và việc ra quyết định liên quan đến các hoạt động của phòng xét nghiệm. Đây có thể là hoạt động bên ngoài hoặc hoạt động bên trong công ty.

Dưới đây là một số tình huống có thể nảy sinh Xung đột lợi ích:

  1. Nhà cung cấp là người thân.
  2. Khi bạn lạm dụng bất kỳ thông tin nào từ công việc của mình để trục lợi.
  3. Khi nhận một món quà từ một khách hàng để đổi lấy một quyền lợi gì đó ảnh hưởng đến phòng xét nghiệm hoặc kết quả xét nghiệm.

Khách quan còn là

  • Tự do khỏi sự thiên vị nghĩa là không ủng hộ bất kỳ yêu cầu nào liên quan đến việc làm sai lệch kết quả.
  • Tách rời: nghĩa là Kỹ thuật viên không tham gia vào hoạt động kinh doanh, tiếp thị nơi họ thực hiện xét nghiệm.
  • Công bằng: Lãnh đạo Phòng xét nghiệm không gây áp lực về tài chính để sửa đổi kết quả.

Nói một cách ngắn gọn. Lãnh đạo của phòng xét nghiệm phải cam kết thực hiện và đưa ra các biện pháp để tránh gây áp lực vào việc sửa đổi kết quả xét nghiệm. Các áp lực này đến từ bất kỳ mối quan hệ nào của phòng xét nghiệm.

Các ví dụ về việc không khách quan.

  • Người quản lý gây áp lực buộc các kỹ thuật viên phải bỏ một số bước để trả kết quả cho khách hàng nhanh hơn mà các bước bỏ đó chưa được xác nhận có ảnh hưởng đến kết quả hay không.
  • Thỏa hiệp với khách hàng để bỏ qua các kết quả bất lợi với khách hàng, nhằm đạt được một quyền lợi nào đó.
  • Yêu cầu nhân viên sửa đổi kết quả hoặc trả kết quả mà phòng phòng xét nghiệm không làm.

Các mối quan hệ cần xem xét bao gồm:

  • Phòng kinh doanh (nếu có) với khách hàng.
  • Nhân viên phòng xét nghiệm với khách hàng.
  • Cấp trên với nhân viên
  • Giữa các nhân viên với nhau
  • Người thân của nhân viên với khách hàng.

Nếu xác định các mối quan hệ này tiềm ẩn những rủi ro có thể gây ra tính không khách quan thì phải có kế hoạch loại bỏ hoặc giảm thiểu.

Cần tư vấn, đào tạo, nâng cấp ISO 15189:2022 Mời gọi

Tel 0919 099 777, Email: tuvandaotaotriphuc@gmail.com

Các yêu cầu của tính khách quan trong ISO 15189:2022

Có 4 mục nhỏ trong yêu cầu này bao gồm:

  1. Các hoạt động của phòng xét nghiệm phải được thực hiện một cách khách quan. Phòng xét nghiệm phải được cấu trúc và quản lý để bảo vệ sự khách quan.
  2. Ban lãnh đạo phòng xét nghiệm phải cam kết duy trì sự khách quan.
  3. Phòng xét nghiệm phải chịu trách nhiệm về tính khách quan trong các hoạt động xét nghiệm của mình và không được cho phép các áp lực thương mại, tài chính hoặc các áp lực khác ảnh hưởng đến tính khách quan.
  4. Phòng xét nghiệm phải giám sát các hoạt động và các mối quan hệ của mình để xác định các mối đe dọa đối với tính khách quan của phòng xét nghiệm. Giám sát này sẽ bao gồm các mối quan hệ của nhân viên phòng xét nghiệm

Quy trình thực hiện tính khách quan

Cam kết từ cấp quản lý của tổ chức:

  • Một tuyên bố về tính khách quan trong chính sách chất lượng hoặc trong sổ tay chất lượng.
  • Đề cập đến tính khách quan trong cuộc họp xem xét lãnh đạo. Kết quả thực hiện hoặc các đánh giá.
  • Truyền thông cho nhân viên về tính khách quan.

Cam kết của nhân viên

Nhân viên nên ký một quy tắc ứng xử hoặc một số tuyên bố bao gồm cam kết đối với chính sách khách quan. Bản này có thể chung với bản cam kết bảo mật.

Xác định rủi ro đối với tính khách quan

Các kỹ thuật để các định rủi ro

  1. Xem xét Tài liệu: xem xét tất cả các tài liệu liên quan, ví dụ, kết quả đánh giá, xem xét hợp đồng, thủ tục, và nhiều tài liệu khác.
  2. Thu thập thông tin thông qua trong các cuộc họp hoặc phỏng vấn nhân viên.
  3. Đánh giá của chuyên gia
  4. Dựa trên các yêu cầu của ISO 15189:2022 và danh sách các rủi ro đã xác định trước đó

Lưu ý rằng rủi ro được xác định không nhất thiết là các hoạt động đã xảy ra. Mà bao gồm cả những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra.

Những khu vực hoặc hoạt động mà chúng ta có thể bắt đầu điều tra là những mối quan hệ tồn tại bên trong phòng xét nghiệm. Chúng ta có thể sử dụng các kỹ thuật ở trên đối với những mối quan hệ thường xảy ra khi rủi ro rất có khả năng xảy ra, đó là:

  • Kỹ thuật viên phòng xét nghiệm đang thực hiện tiếp thị.
  • Các ưu đãi đặc biệt trong quá trình xem xét hợp đồng của khách hàng
  • Một khoản hoa hồng đặc biệt để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Khách hàng yêu cầu một kỹ thuật viên cụ thể thực hiện xét nghiệm.

Nếu phát hiện các trường hợp như trên thì đánh giá xem các mối quan hệ trên có nguy cơ dẫn đến tính khách quan hay không. Các mối quan hệ này có thể gây rủi ro hoặc không tùy thuộc vào đánh giá của bạn đến kết quả thử nghiệm hoặc hiệu chuẩn không.

Phân tích và đánh giá các rủi ro đã xác định đối với tính khách quan

Sau khi ghi nhận rủi ro, bước tiếp theo là phân tích và đánh giá tác động của nó thông qua quy trình đánh giá rủi ro khách quan.

Dưới đây là một số câu hỏi hướng dẫn:

  1. Mức độ tác động hoặc hậu quả liên quan là gì?
  2. Khả năng xảy ra hoặc tần suất như thế nào?
  3. Có thể bỏ qua hoặc chấp nhận rủi ro đã xác định này không?

Có những công cụ để phân tích và đánh giá rủi ro. (lưu ý là Tiêu chuẩn không quy định bất kỳ công cụ đánh giá rủi ro nào).

Dưới đây là ma trận công cụ phân tích rủi ro.

Dựa vào 2 yếu tố Hậu quả và khả năng xảy ra, được xác định ở 3 mức 1, 2, 3 tương ứng với thấp, trung bình và cao. Mức độ rủi ro là tích của hậu quả và khả năng xảy ra.

 

 

Mc độ rủi ro

 

Hậu quả

L = 1 M = 2 H = 3
 

 

Khả năng xảy ra

 

H = 3

 

M = 3

 

H = 6

 

H = 9

 

M = 2

 

L = 2

 

M = 4

 

H = 6

 

L = 1

 

L = 1

 

L = 2

 

M = 3

 

Điều này sẽ cho chúng ta thấy rằng:

  1. Rủi ro xảy ra càng cao thì cần phải có hành động ngay lập tức (màu đỏ).
  2. Nếu rủi ro là màu vàng, hãy quyết định xem đây có phải là rủi ro chấp nhận được và có thể kiểm soát được hay không.

Nếu rủi ro nhỏ (màu xanh lá cây), không ảnh hưởng đến kết quả, nó có thể được bỏ qua nhưng đưa vào danh sách theo dõi liên tục.

Giải quyết Rủi ro

Sử dụng hành động khắc phục hoặc các cơ hội để cải tiến quy trình hoặc thủ tục để chứng minh biện pháp giải quyết rủi ro.

Đối với những rủi ro mà chúng ta không thể loại bỏ sau khi đã có hành động khắc phục thì cần thực hiện giám sát liên tục để đảm bảo rằng rủi ro đó được kiểm soát.

Giám sát.

Các rủi ro đã được loại bỏ vẫn cần giám sát và phân tích để đảm bảo được loại bỏ bất cứ khi nào có hoạt động mới hoặc thay đổi mới đến hoạt động của phòng thử nghiệm.

Ngoài quá trình giám sát, để việc xác định và đánh giá rủi ro diễn ra liên tục, nên đưa việc giám sát  vào các hoạt động dưới đây:

  1. Xem xét và phân tích tất cả các rủi ro đã xác định đối với sự công bằng trong cuộc họp xem xét lãnh đạo
  2. Đánh giá nội bộ.

Xem thêm những thay đổi của ISO 15189:2022

Cần tư vấn, đào tạo, nâng cấp ISO 15189:2022 Mời gọi

Tel 0919 099 777, Email: tuvandaotaotriphuc@gmail.com