NỘI DUNG
Hiệu quả chu kỳ quá trình PCE – Process Cycle Efficiency. Còn được gọi là hiệu quả dòng chảy (Flow Efficiency) hoặc Tỷ lệ giá trị gia tăng (Value Add Ratio). Là phép đo lượng thời gian gia tăng giá trị trong bất kỳ quy trình nào. Tỷ lệ càng cao, quy trình của bạn càng hiệu quả.
Tại sao hiệu quả chu kỳ quá trình lại quan trọng
Để phát triển một sản phẩm mới thường diễn qua các bước Thiết kế, phát triển, thử nghiệm, triển khai.
Các công đoạn nếu diễn ra suôn sẽ đúng kế hoạch thì quá tốt. Tuy nhiên thực tế mỗi công đoạn luôn diễn ra sự chờ đợi. Như chờ duyệt mẫu, chờ thảo luận, chờ nguyên liệu, thiết bị, đào tạo…vv. Việc chờ đợi chiếm rất nhiều thời gian.
Tính PCE để biết lượng thời gian mang lại giá trị chiếm bao nhiêu phần trăm so với tổng thời gian thực hiện.
PCE cho phép chúng ta so sánh hiệu quả của những quá trình khác nhau. Với PCE thấp hơn 15% thì quá trình đó cần được ưu tiên cải tiến.
Hoạt động tạo ra giá trị và không giá trị
Một quá trình là một hoạt động có hệ thống bao gồm các hoạt động nhỏ hơn. Tất cả các quá trình có thể được phân loại thành các loại sau:
Giá trị gia tăng (value add- VA)
Để được coi là một hoạt động giá trị gia tăng, nó phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Công việc mà khách hàng sẵn sàng trả tiền cho.
- Công việc đặc trưng bởi sự biến đổi (sản phẩm, thông tin).
- Công việc được thực hiện ngay lần đầu tiên.
Ví dụ trong một nhà máy sản xuất điện thoại thông minh.
- Chuyển đổi nguyên liệu thô (nhựa, lithium, đồng) thành sản phẩm hoàn chỉnh (điện thoại thông minh) mà khách hàng sẵn sàng trả tiền.
- Đúc, cắt, khoan hoặc lắp ráp các bộ phận.
- Chuẩn bị báo cáo hoặc thông số kỹ thuật cho khách hàng.
Cần tư vấn, đào tạo về 5S, Kaizen, Cải tiến năng suất chất lượng mời liên hệ
Tel 0919 099 777, Email: tuvandaotaotriphuc@gmail.com
Hoạt động cần thiết nhưng không mang lại giá trị (necessary non-value add – NNVA)
Đây là những hoạt động không làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm hoặc dịch vụ, nhưng cần phải xảy ra vì một lý do nào đó, chẳng hạn như:
- Hợp đồng hoặc đặc điểm kỹ thuật của khách hàng;
- Tiêu chuẩn thị trường ( ISO 9001 , IATF vv);
- quy định của chính phủ.
- Phương pháp làm việc lỗi thời.
- Thiết bị lỗi thời.
Ví dụ kiểm tra thành phẩm. Mặc dù hoạt động này không làm tăng thêm giá trị, nhưng nó được coi là cần thiết. Vì khách hàng mong muốn nhận được một chiếc điện thoại có chất lượng.
Không gia tăng giá trị (Nonvalue add – NVA)
Hoạt động tiêu tốn tài nguyên nhưng không tạo thêm bất kỳ giá trị nào cho sản phẩm hoặc dịch vụ.
Ví dụ vận chuyển, di chuyển sản phẩm không cần thiết. Làm lại sản phẩm lỗi.
Xem thêm các lãng phí cần loại bỏ.
Cách tính hiệu quả chu kỳ quá trình
- Vẽ sơ đồ luồng công việc
- Phân loại giá trị và không giá trị
- Tính toán thời gian cho mỗi công đoạn
Ví dụ: thực hiện quy trình giả định dưới đây
Quá trình trên có Lead time là 182 + 678= 860 giây.
PCE= Hiệu suất chu trình quá trình = 182/860 = 0,21 hoặc 21%
Nói cách khác, chỉ 21% của quá trình trên được coi là giá trị gia tăng cho khách hàng.
Hãy suy nghĩ về các quy trình của bạn? Bao nhiêu là thực sự giá trị gia tăng cho khách hàng?
Cần tư vấn, đào tạo về 5S, Kaizen, Cải tiến năng suất chất lượng mời liên hệ
Tel 0919 099 777, Email: tuvandaotaotriphuc@gmail.com