Sản xuất tinh gọn

470

Phương pháp sản xuất tinh gọn dùng sáu nguyên tắc để tạo ra môi trường mới cho doanh nghiệp. Văn hóa giảm lãng phí, luôn cải tiến và sản xuất hiệu quả.

Sáu nguyên tắc để sản xuất tinh gọn

  1. Liên tục loại bỏ lãng phí
  2. Những mục tiêu có một tầm nhìn rộng
  3. Sự đơn giản
  4. Sự cải tiến liên tục
  5. Tầm nhìn, khả năng quan sát của tổ chức
  6. Sự linh hoạt

Liên tục loại bỏ lãng phí

Xác định 8 nguồn gốc của lãng phí (DOWNTIME).

Phân biệt giữa các hoạt động tạo thêm giá trị và không tạo thêm giá trị. Sau khi đã nhận diện thì lên kế hoạch để loại bỏ các lãng phí này. Công việc này là một quá trình liên tục.

Những mục tiêu có một tầm nhìn rộng

Sản xuất tinh gọn tập trung vào mục tiêu chiến lược có tính dài hạn để định hướng cho công việc.

Và công việc được kết nối với các mục tiêu của tổ chức ở mọi cấp độ.

Lean tập trung vào việc suy nghĩ mang tính chiến lược và kết hợp hoạch định dài hạn vào các hoạt động hàng ngày. Bằng cách này, thành công và tuổi thọ của một tổ chức sẽ được so sánh với toàn bộ ngành về dài hạn.

Cần đào tạo, tư vấn cải tiến nhà máy, cải tiến công đoạn sản xuất, Kaizen mời liên hệ Tel 0919 099 777 Email: tuvandaotaotriphuc@gmail.com

Sự đơn giản

  • Giải pháp đơn giản hơn là giải pháp tốt nhất.
  • Những vấn đề phức tạp có thể được chia nhỏ thành những vấn đề đơn giản hơn.

Việc chia nhỏ một tình huống phức tạp thành các thành phần đơn giản hơn giúp giảm lãng phí năng lượng. Vấn đề đơn giản cũng sẽ có cách giải quyết đơn giản. Bên cạnh đó những quy trình đơn giản ít có nguy cơ gây sai lỗi, cũng như dễ giám sát hơn.

Ví dụ giảm quy trình hoặc chu trình ở một công đoạn. Điều này có thể làm tăng số công đoạn làm việc. Nhưng giúp nhân viên thao tác dễ, linh hoạt hơn và quan trọng là giảm lỗi.

Sự đơn giản nên được người quản lý nghĩ đến khi thiết lập một quy trình mới.

Sự cải tiến liên tục

  • Việc học hỏi từ quá khứ sẽ giúp tổ chức phát triển.
  • Hiểu toàn bộ 6 triết lý có sự liên quan và phụ thuộc lẫn nhau như thế nào.
  • Hiểu rằng những gì bạn xây dựng hôm nay chính là nền tảng cho ngày mai.

Văn hóa kaizen được xây dựng xoay quanh sự cải tiến liên tục sẽ tác động tích cực đến tổ chức. Kaizen chấp nhận mọi hình thức cải tiến. Sự thay thường xuyên sẽ tạo ra được những kết quả ổn định và bền vững.

Một sự cam kết áp dụng kaizen sẽ biến nhân viên thành những “động cơ của sự đổi mới”. Tạo ra dữ liệu đầu vào cho cải tiến ở mọi cấp bậc. Tất nhiên, rất khó tạo ra và lặp lại những cải cách nhanh chóng. Một công ty cải tiến liên tục, sẽ tạo một môi trường hoan nghênh, chào đón sự thay đổi.  Đó là một đặc tính quý giá đối với mọi tổ chức.

Trong Hệ thống Sản xuất Toyota ban đầu,  đổi mới xuất phát từ thời gian được dành riêng cho kaizen. Các hoạt động này brainstorming, quan sát quy trình, và đề xuất cải tiến bắt buộc từ mọi nhân viên.

Khi các vấn đề xuất hiện và cần đổi mới nhanh chóng một phương pháp “kaizen blitz” sẽ sử dụng. Một kaizen blitz là một sự kiện cải tiến cấp tốc bao gồm các workshop, đào tạo, và thảo luận có định nhằm giải quyết vấn đề đó.

Chu trình PDCA

Sự cải tiến liên tục không phải là một hoạt động chỉ thực hiện một lần. Mà là sản phẩm của những nỗ lực liên tục, thường xuyên. Chu trình xem xét quy trình này được gọi là chu trình PCDA (Plan Do Check Adjust).

Kaizen có thể được mô tả như một chuỗi các bước được tiến hành kết hợp với phương pháp PDCA gồm

  • Thiết lập tiêu chuẩn chung cho quá trình vận hành và các hoạt động.
  • Đo lường các hoạt động và vận hành để thiết lập một điểm chuán (benchmark).
  • So sánh điểm chuẩn với các yêu cầu hoặc mục tiêu.
  • Tăng năng suất và giảm lãng phí thông qua sự đổi mới.
  • Tái đo lường để thiết lập một điểm chuẩn mới và xác nhận sự tiến bộ thành công.
  • Bắt đầu lại chu trình với các hoạt động được chuẩn hóa mới.

Giai đoạn lên kế hoạch của chu trình PDCA sẽ thiết lập các mục tiêu và phương pháp được mong đợi. Thành phần “thực hiện” của chương trình chính là sự thực hiện kế hoạch. Cảnh báo sớm trở thành một hoa tiêu dẫn đường đưa con thuyền đến với những vùng biển an toàn.

Tầm nhìn, khả năng quan sát của tổ chức

  • Vấn đề có thể nhìn thấy được là vấn đề có thể giải quyết được.
  • Vấn đề không thể nhìn thấy được thì không giải quyết được
  • Khả năng quan sát, nhận diện vấn đề ở mọi cấp độ sẻ khuyến khích sự cải tiến liên tục.

Tầm nhìn trong một tổ chức không đơn giản chỉ là sự minh bạch của tổ chức đó. Lãng phí chỉ có thể được loại bỏ nếu chúng ta nhận diện được nó. Những lãng phí không thể nhìn thấy được sẽ tiếp diễn mãi mãi vì không được phát hiện.

Triết lý này sẽ thâm nhập vào mọi cấp bậc từ lãnh đạo đến nhân viên. Mọi vấn đề của tổ chức đều có thể giám sát, kiểm soát và trực quan để có thể nhận diện lãng phí trước khi chúng xuất hiện.

Sự linh hoạt

  • Tổ chức phải sẵn sàng để đáp ứng môi trường kinh doanh biến đổi không ngừng.
  • Tổ chức phải sẵn sàng để đáp ứng những yêu cầu biến đổi không ngừng của khách hàng.
  • Tổ chức phải chuẩn bị cho việc tái cấu trúc để tồn tại.

Sự linh hoạt là thành phần cốt lõi cuối cùng của triết lý sản xuất tinh ghọn. Là một đặc tính thiết yếu trong thế giới kinh doanh. Các công ty hiện đại vốn không còn xa lạ với những điều kiện thị trường biến đổi nhanh chóng.

Sự linh hoạt và sự cải tiến liên tục làm cho đội ngũ nhân viên chấp nhận và khao khát có được sự thay đổi. Một công ty sẵn sàng để thay đổi dễ thành công trong môi trường kinh doanh hiện tại.

Một sự tập trung cho sự linh hoạt sẽ có ít xung đột hơn với những yêu cầu của khách hàng.

Cần đào tạo, tư vấn cải tiến nhà máy, cải tiến công đoạn sản xuất, Kaizen mời liên hệ Tel 0919 099 777 Email: tuvandaotaotriphuc@gmail.com

Tổng hợp từ nguồn: Lean six sigma- Benjamin Sweeney.