NỘI DUNG
Sai lệch trong pha chế môi trường vi sinh dạng đông khô làm cho việc nuôi cấy vi sinh không được đảm bảo. Vì vậy cần nhận diện các nguyên nhân để có môi trường vi sinh phù hợp.
Các nguyên nhân sai lệch trong pha chế môi trường vi sinh
Môi trường bị vón cục
- Độ ẩm quá cao trong thời gian bảo quản.
- Dụng cụ chứa bị để mở quá lâu.
- Không đậy nắp kỹ sau khi đã mở.
- Môi trường quá cũ.
pH bị sai lệch
- Nước không trung tính.
- Dụng cụ chứa không được đậy kín sau khi đã khui mở.
- Môi trường bị đun nóng quá mức trong khi pha chế.
- Môi trường hết hạn hoặc bị đông cứng
Cần tư vấn, đào tạo, thiết kế phòng vi sinh, xây dựng ISO 17025 mời gọi Tel 0919 099 777. Email: tuvandaotaotriphuc@gmail.com
Môi trường bị đục hoặc kết tủa
Môi trường sau khi pha chế bị đục trong dụng cụ nuôi cấy như đĩa petri, ống nghiệm. Tính chất đục thấy trong bình chứa do một lớp môi trường dày không gây nên hậu quả gì. Song sự kết tủa đọng thành lớp lắng chứng tỏ đã có sai lầm ở một khâu nào đó. Ngoại trừ các môi trường bắt buộc phải đục.
- Nước không được khử ion một cách đầy đủ.
- Chai lọ dùng pha môi trường không sạch.
- pH không đúng (xem mục “Điều chỉnh pH”).
- Môi trường bị đun nóng quá mức trong khi pha chế.
- Trong trường hợp môi trường tự pha trộn, các hợp phần cơ bản chứa tạp chất gây tủa.
- Môi trường bị đục hoặc tủa do vật liệu từ mẫu cấy.
- Môi trường đã pha bị mất nước do bốc hơi.
Điểm đông đặc quá cao
- Các chất kém chịu nhiệt được trộn vào môi trường trong khi môi trường vẫn còn ở trạng thái lỏng.
- Cân quá nhiều môi trường khô.
- Thạch hết hạn hoặc không đủ lượng.
Mức ổn định của gel quá thấp
- Cân không đủ môi trường khô.
- Môi trường khô không tan hoàn toàn.
- Môi trường bị đun quá nhiệt hoặc pH thấp (xem mục “Điều chỉnh pH”).
- Dụng cụ không được súc rửa kỹ trước khi đổ đĩa.
- Trong trường hợp môi trường tự pha trộn, thạch không thích hợp hoặc quá ít.
- Môi trường mang tính acid không được pha chế theo những điều kiện thích hợp.
Môi trường bị đổi màu
- Trong trường hợp môi trường có chứa chất chỉ thị: pH không chuẩn (xem mục “Điều chỉnh pH”).
- Môi trường có màu tối, các sắc tố bị phân hủy. Các loại đường bị caramel hóa: môi trường bị đun quá nhiệt trong khi pha.
- Bình, lọ dùng pha chế không sạch.
Môi trường đã pha bị nhiễm
- Khử trùng không đầy đủ
- Nhiễm sau khi khử trùng (ví dụ trong thời gian đổ đĩa).
- Đĩa petri bị nhiễm.
Vi sinh vật phát triển quá yếu
- Do còn dư các chất ức chế sinh trưởng có trong chai lọ dùng pha chế hoặc nuôi cấy.
- ví dụ chất tẩy rửa, trong nước, trong vật liệu mẫu.
- Vi sinh vật trong vật liệu mẫu đã bị thương tổn.
- pH sai lệch.
- Trong trường hợp dùng môi trường nuôi cấy cơ bản, các chất bổ sung được định lượng sai.
- Môi trường nuôi cấy bị đun quá nhiệt trong khi pha.
- Trong trường hợp đổ đĩa: nhiệt độ quá cao.
Vi sinh vật phát triển quá mạnh
- Môi trường nuôi cấy bị đun quá nhiệt trong khi pha khiến các chất ức chế đặc hiệu bị phân hủy.
- Trong trường hợp dùng môi trường nuôi cấy cơ bản, các chất bổ sung được định lượng sai.
- Môi trường được cấy quá nhiều vật liệu mẫu.
Khuẩn lạc mọc lan hoặc làm lỏng môi trường
- Bề mặt môi trường quá ướt.
- Bề mặt môi trường được cấy quá nhiều vật liệu mẫu.
- Môi trường bị đun quá nhiệt trong khi pha khiến các chất ức chế bị phân hủy.
Vi sinh vật phát triển không bình thường
- Pha môi trường không đúng cách.
- Môi trường đông khô quá cũ.
- Môi trường đã pha được giữ quá lâu hoặc không thích hợp để sử dụng.
- Điều kiện nuôi cấy không đúng
- Do còn dư các chất ức chế sinh trưởng có trong chai lọ dùng pha chế hoặc nuôi cấy. Ví dụ chất tẩy rửa, trong nước, trong vật liệu mẫu.
Cần tư vấn, đào tạo, thiết kế phòng vi sinh, xây dựng ISO 17025 mời gọi Tel 0919 099 777. Email: tuvandaotaotriphuc@gmail.com
Nguồn: Sổ tay kiểm nghiệm vi sinh thực phẩm thủy sản
Xem thêm: CFU là gì