14 chất gây dị ứng trong thực phẩm

11030

Nghị định số 43/2017/NĐ-CP Về nhãn hàng hóa và TCVN 7087:2013 Về ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn. Quy định phải ghi trên nhãn 14 chất gây dị ứng trong thực phẩm.

14 chất gây dị ứng trong thực phẩm

  1. Cần tây: gồm thân, cây, lá, rễ, hạt. Tìm thấy trong sản phẩm cần tây muối, salat, súp..
  2. Ngũ cốc chứa gluten: lúa mạch, lúa mì, yến mạch. Tìm thấy trong bột mì, bột yến mạch, bánh, các sản phẩm thịt, mì ống, bánh ngọt. Nước sốt, súp và thực phẩm chiên bị dính bột.
  3. Giáp xác: tôm, cua. Tìm thấy trong mắm tôm, cari, các món kiểu Châu Á.
  4. Trứng: tìm thấy trong các loại bánh, mayonnaise, nuôi, mì sợi, nước xốt.
  5. Cá: Nước mắm, pizza, salad
  6. Lupin: hương lupin, hạt. Trong bánh mì, nuôi.
  7. Sữa: bơ, phô mai, kem, bột sữa, youghurt, sup, nước xốt
  8. Nhuyễn thể hai mãnh vỏ: trai, ốc. Tìm thấy trong xốt hào, món cá hầm ..
  9. Quả hạch: hạt điều, hạnh nhận, quả phỉ. Trong bánh mì, bánh quy, món tráng miệng, món xào, kem, bánh hạnh nhân, dầu, xốt.
  10. Mù tạc: dạng lỏng, dạng bột, hạt. Tìm thấy trong bánh mì, cari, sản phẩm thịt, salad, xốt.
  11. Đậu phộng: bánh quy, bánh ngọt, cà ri, món tráng miệng, nước sốt, dầu, bột đậu phộng.
  12. Mè/vừng: bánh mì, dầu mè, salad
  13. Đậu nành: tàu hủ/đậu phụ, tương, nước tương, kem, sản phẩm thịt, xốt, thức ăn chay.
  14. Sulphur dioxide sử dụng sấy khô trái cây như nho, mận, sản phẩm thịt, nước ngọt, rượu bia.

Cần thêm thông tin hoặc tư vấn đào tạo về FSSC 22000, ISO 22000, HACCP mời liên hệ 0919099777,  Email: tuvandaotaotriphuc@gmail.com

Danh mục chất gây dị ứng trong thực phẩm ở thị trường Nhật bản

Có 7 chất gây dị ứng bắt buộc phải dán nhãn và 20 chất gây dị ứng khuyến khích dán nhãn. Theo luật Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản (JAS) và Luật an toàn vệ sinh thực phẩm

+ Chất gây dị ứng bắt buộc phải dán nhãn: Trứng, sữa, kiều mạch, lúa mì, đậu phộng, cua, tôm

+ Chất gây dị ứng được khuyến khích dán nhãn: Bào ngư, cá thu, mực, cá hồi, trứng cá hồi, hạt điều, hạt óc chó, nấm matsutake, vừng, đậu nành, mứt, táo, chuối, quả kiwi, cam, đào, thịt bò, thịt gà, gelatin, thịt lợn.

Ví dụ như trứng được xem là có tên trong những sản phẩm có sốt mayonnaise. Tiêu chuẩn này quy định toàn bộ những chất khiến dị ứng phải được dán nhãn riêng. Ví dụ, lòng đỏ trứng khô bao gồm cả trứng.

Nếu sản phẩm có cùng chất gây dị ứng tại các thành phần khác nhau trong một sản phẩm. Như salad trứng có chứa trứng và cả mayonnaise có chứa trứng. Thì phải được dán nhãn mỗi lần xuất hiện trong một thành phần. Lưu ý là không cho phép việc dùng từ “có thể chứa” (“may contain”) mà mọi thứ phải rõ ràng.

Quy trình kiểm soát chất gây dị ứng

Các nhà sản xuất phải đảm bảo các chất gây dị ứng được quản lý và kiểm soát hiệu quả. Nhằm tránh tiếp xúc chéo, điều này có thể đạt được bằng cách:

  • Sử dụng nguồn nguyên liệu từ nhà cung cấp đã được lựa chọn và đánh giá.
  • Theo thực hành sản xuất tốt.
  • Đưa các mối nguy gây dị ứng vào hệ thống HACCP và áp dụng các biện pháp kiểm soát.
  • Cung cấp đào tạo về chất gây dị ứng cho nhân viên.
  • Tìm kiếm các thành phần gây dị ứng tiềm ẩn.
  • Lưu trữ, chuẩn bị và chế biến sản phẩm gây dị ứng tách biệt với không gây dị ứng. Như có khu vực, dây chuyền sản xuất, thiết bị, vật liệu và nhân viên riêng biệt.
  • Làm sạch và khử trùng bề mặt, dây chuyền và thiết bị ở những nơi không thể tách riêng.
  • Nên kiểm tra các chất gây dị ứng trong quy trình sản xuất.
  • Kiểm tra cẩn thận nhãn nguyên liệu và thành phần để tìm chất gây dị ứng.
  • Dán nhãn hộp đựng thành phần nào với các chất gây dị ứng.
  • Dán nhãn thực phẩm không gây dị ứng và để riêng trong quá trình vận chuyển.
  • Ghi thông tin chất gây dị ứng, gồm thông số kỹ thuật, nhãn nguyên liệu và công thức

Không giống như vi khuẩn, chất gây dị ứng không bị ảnh hưởng khi nấu nướng. Các nhà sản xuất cũng sẽ cần xem xét các yêu cầu khác nhau về chế độ ăn uống và khả năng dung nạp thực phẩm. Tránh tiếp xúc chéo càng nhiều càng tốt khi chuẩn bị và xử lý thực phẩm

Tại sao con người bị dị ứng thực phẩm

Cần thêm thông tin hoặc tư vấn đào tạo về FSSC 22000, ISO 22000, HACCP mời liên hệ 0919099777,  Email: tuvandaotaotriphuc@gmail.com

Đọc thêm các bài viết về an toàn thực phẩm

 Xac dinh moi nguy trong haccp.

 Thuc pham bi o nhiem tu nguon nao.

 Ve sinh an toan thuc pham.

 Chung nhan fssc 22000.

 Fssc 2000 phien ban moi nhat.

 Huong dan xay dung van hoa an toan thuc pham food safety culture.

 Kien thuc an toan thuc pham.

 Phan biet validation va verification.

 Mau ke hoach phong ve thuc pham.

 Fssc 22000 cho bao bi thuc pham.