Hướng dẫn xây dựng văn hóa an toàn thực phẩm

4886

Văn hóa an toàn thực phẩm là cách mà mọi người trong công ty suy nghĩ và hành động đảm bảo thực phẩm họ làm ra là an toàn. Nói một cách dễ hiểu là tất cả mọi người trong công ty đều tự hào về sản phẩm họ làm ra. Bằng nhận thức, một sản phẩm chất lượng phải an toàn để ăn. Xây dựng văn hóa an toàn thực phẩm chính là ưu tiên hàng đầu của công ty.

Bài viết này hướng dẫn cách thực hiện.

Cần tư vấn, đào tạo HACCP, ISO 22000, FSSC 22000 hoặc thêm thông tin mời gọi 0919 099 777, Email: tuvandaotaotriphuc@gmail.com.

Văn hóa an toàn thực phẩm bắt đầu từ đâu.

Từ việc mọi người hiểu được tầm quan trọng của việc tạo ra thực phẩm an toàn và cam kết thực hiện mọi lúc, mọi nơi. Nó bắt đầu từ chủ doanh nghiệp và sự tham gia của tất cả nhân viên.

Tại sao văn hóa an toàn thực phẩm lại quan trọng

Vì nó có thể bảo vệ:

  • Người tiêu dùng khỏi bệnh do thực phẩm
  • Danh tiếng thương hiệu của công ty.
  • Doanh nghiệp của bạn khỏi tổn thất tài chính.

Các thống kê về an toàn thực phẩm

Ở Việt Nam, Bộ Y tế thông tin, tính chung trong 11 tháng năm 2021, cả nước xảy ra 56 vụ ngộ độc thực phẩm với 1.526 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 5 người tử vong.

Mỗi năm thế giới có 420.000 người tử vong do ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn.

Vì vậy, các doanh nghiệp thực phẩm cần tập trung vào con người cũng như quy trình sản xuất. Để đảm bảo sản phẩm sản xuất phải an toàn.

Hướng dẫn xây dựng văn hóa an toàn thực phẩm

Bước 1: Thu thập dữ liệu. Thông qua bảng câu hỏi để biết hiện trạng của doanh nghiệp về văn hóa an toàn thực phẩm.

Bước 2: Thực hiện. Các công việc cần làm để xây dựng VHATTP.

Bước 3: Kiểm tra, đánh giá. Doanh nghiệp tự đánh giá, xác định điểm mạnh và điểm yếu sau quá trình thực hiện.

Bước 1-Thu thập dữ liệu

Tham khảo các câu hỏi gợi ý dưới đây và gửi cho nhân viên công ty đánh giá. Sau đó tổng hợp điểm đánh giá để kết luận hiện trạng.

1.Bạn nghĩ an toàn thực phẩm quan trọng hơn so với lợi nhuận?

– Không nghĩ nhiều

– Chỉ quan trọng khi có sự cố

– Luôn là ưu tiên hàng đầu

  1. Ai chịu trách nhiệm cho an toàn thực phẩm?

– Chủ công ty

– Phòng chất lượng

– Mọi người ở tất cả các cấp.

  1. Bạn nghĩ mức độ cam kết về an toàn thực phẩm như thế nào trong công ty?

– Chưa có cam kết

– Có nói tại các cuộc họp

– Thường xuyên nói về ATTP, có ở các áp phích.

  1. Khi có các báo cáo về chất lượng nhân viên có được người quản lý tiếp nhận?

– Không được khuyến khích

– Có thể nói chuyện dễ dàng với người quản lý.

– Được khuyến khích, có thể gửi thư nặc danh hoặc qua các hộp thư.

– Luôn được khuyến khích, được giải quyết triệt để sau khi tiếp nhận, thông báo kết quả thực hiện.

  1. Các vấn đề về an toàn thực phẩm được giải quyết như thế nào?

– Không giải quyết

– Được giải quyết và khắc phục

– Luôn phòng ngừa và có kế hoạch giải quyết các sự cố khi xảy ra.

  1. Đào tạo về an toàn thực phẩm.

– Không được đào tạo từ công ty.

– Chỉ được giới thiệu khi mới vào làm.

– Có kế hoạch đào tạo hàng năm, được thông tin và cập nhật khi có thay đổi các yêu cầu về chất lượng.

  1. Theo bạn, đồng nghiệp có ý thức về ATTP trong công việc hàng ngày, luôn tuân thủ các kiến thức đã được học về ATTP trong công việc không?.

– Không

– Có khi có người giám sát

– Mọi lúc mọi nơi, không cần giám sát.

Lưu ý

Đây là câu hỏi và câu trả lời gợi ý,  bạn có thể thêm bớt để phù hợp với điều kiện tại công ty bạn.

Sau khi khảo sát, hãy tổng hợp các điểm đánh giá. Bạn sẽ biết suy nghĩ của nhân viên như thế đối với văn hóa an toàn thực phẩm của công ty.

Bước 2- Thực hiện.

Cam kết an toàn thực phẩm

  • Xây dựng Chính sách An toàn Thực phẩm cho doanh nghiệp và đưa vào thực hiện.
  • Có nội quy hoặc quy trình an toàn thực phẩm rõ ràng để nhân viên có thể đọc khi cần.
  • Cam kết an toàn thực phẩm là ưu tiên của doanh nghiệp bạn bằng cách giới thiệu trên website của công ty.
  • Báo cáo về an toàn thực phẩm trong doanh nghiệp và chia sẻ với tất cả các thành viên trong nhóm cùng với các hành động cần thực hiện đối với các vấn đề.
  • Thể hiện sự nhiệt tình và quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm.
  • Hãy sẵn sàng hành động về các vấn đề an toàn thực phẩm khi chúng được nêu ra.

Cải thiện môi trường làm việc

  • Lập kế hoạch để nâng cao tầm quan trọng của an toàn thực phẩm trong doanh nghiệp của bạn.
  • Hiểu các rủi ro về an toàn thực phẩm trong công ty và giải thích chúng một cách đơn giản cho nhân viên.
  • Giải thích cho nhân viên tại sao an toàn thực phẩm lại quan trọng đối với họ và doanh nghiệp.
  • Đi xung quanh nơi sản xuất, nói chuyện với nhân viên và tìm hiểu những mối quan tâm hoặc vấn đề về an toàn thực phẩm của họ.
  • Theo dõi phản hồi của khách hàng / người tiêu dùng và chia sẻ điều này với tất cả các thành viên trong nhóm.

Thu thập và đánh giá dữ liệu

Ghi lại các rủi ro về ATTP  trong công ty và xem xét chúng thường xuyên.

Kiểm tra xem các biện pháp kiểm soát đã được áp dụng và hiệu quả của các biện pháp đó.

Định hình văn hóa an toàn thực phẩm

  • Thông qua các áp phích, các cuộc thi về ATTP với sự tham gia của mọi người. Điều này sẽ giúp nhân viên nhận thức rõ ràng hơn về ATTP. Họ sẽ sẵn sàng tuân theo các quy trình và tự tin hơn khi báo cáo các vấn đề về ATTP mà họ phát hiện.
  • Đặt mục tiêu cho văn hóa ATTP mà bạn muốn trong doanh nghiệp bao gồm cả thái độ và hành vi và thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện các mục tiêu này.
  • Truyền đạt trọng tâm về ATTP, kêu gọi mọi người tham gia.
  • Xác định các mối nguy về ATTP tại nơi sản xuất và đưa ra các biện pháp phòng ngừa. Nếu cần thiết sẽ thiết lập quy trình và công bố cho toàn nhân viên.
  • Thường xuyên tổ chức các buổi thuyết trình để nói về an toàn thực phẩm.
  • Báo cáo về các thực hành ATTP của các phòng ban trong công ty.
  • Khuyến khích nhân viên báo cáo các sự cố về ATTP hoặc các mối nguy có thể xảy ra.

Thông tin kết quả

  • Thông tin cho nhân viên biết về kết quả chất lượng của sản phẩm. Các khiếu nại của khách hàng nếu có.
  • Thông báo các xu hướng về ATTP sau khi có kết quả đánh giá.
  • Thông báo kết quả đánh giá từ bên ngoài về ATTP nếu có.
  • Các cá nhân, tập thể đã thực hiện tốt về ATTP.

Bước 3: Theo dõi, đánh giá

Có thể sử dụng bảng câu hỏi ở bước 1 để đánh giá trước và sau khi thực hiện. Dựa vào bảng này để so sánh sự cải thiện.

Hoặc soạn một bản câu hỏi khác liên quan đến những quy định, kế hoạch mà ở bước 2 đã thực hiện để kiểm tra.

Xây dựng văn hóa an toàn thực phẩm là một quá trình lâu dài. Vì vậy, cần thực hiện từng bước và theo dõi, đánh giá ở mỗi giai đoạn.

Trí Phúc

đọc thêm FSSC 22000

Cần tư vấn, đào tạo HACCP, ISO 22000, FSSC 22000 hoặc thêm thông tin

mời gọi 0919 099 777, Email: tuvandaotaotriphuc@gmail.com.