NỘI DUNG
Kế hoạch phòng vệ thực phẩm là yêu cầu phải thực hiện khi áp dụng các tiêu chuẩn FSSC 22000. Đây là một ví dụ về mẫu kế hoạch phòng vệ thực phẩm.
Quy định đánh giá mối đe dọa
- Ít nhất 1 năm/lần nhà máy sẽ đánh giá mối đe dọa hoặc khi cần thiết.
- Việc đánh giá mối đe dọa được dựa trên được lập theo hướng dẫn sau:
Khả năng phát hiện | Rủi ro = Khả năng phát hiện x Khả năng xảy ra |
|||
Không thể phát hiện được với những biện pháp hiện có, phải nhờ bên thứ ba kiểm tra hoặc sử dụng các biện pháp chuyên dụng | THẤP | 3 | 6 | 9 |
Khó phát hiện, cần sử dụng các biện pháp kiểm tra hiện hành | TRUNG BÌNH | 2 | 4 | 6 |
Dễ dàng phát hiện dựa trên hướng dẫn, quy trình, quy định | CAO | 1 | 2 | 3 |
Khả năng xảy ra | THẤP | TRUNG BÌNH | CAO | |
Hiếm khi xảy ra hoặc ≤ 1 lần/năm | xảy ra 3-4 lần/năm hoặc tháng | xảy ra 5-8 lần/năm hoặc hàng tuần |
Điểm rủi ro | Mức độ rủi ro | Action category |
0 to <3 | THẤP | Rủi ro thấp khi tiếp cận hoặc tấn công => không yêu cầu biện pháp kiểm soát bổ sung, đánh giá lại nếu có thông tin mới |
3 to <6 | TRUNG BÌNH | Rủi ro trung bình khi bị tiếp cận hoặc tấn công => tăng tần suất kiểm tra |
6 to 9 | CAO | Rủi ro cao khi bị tiếp cận hoặc tấn công => yêu cầu biện pháp kiểm soát bổ sung |
Đội An toàn thực phẩm có trách nhiệm thực hiện đánh giá và đưa và các biện pháp kiểm soát nếu thấy cần thiết.
Việc đánh giá mối đe dọa được lập bảng TACCP.
Mẫu Kế hoạch phòng vệ thực phẩm
Bốn yếu cấu thành một kế hoạch phòng vệ thực phẩm hiệu quả
- Xây dựng Thiết lập kế hoạch phòng vệ.
- Thực Hiện Mô tả các biện pháp trong văn bản này được triển khai và đang được sử dụng.
- Kiểm tra Giám sát định kỳ.
- Đánh giá và Duy Trì Đánh giá kế hoạch ít nhất hàng năm, sửa đổi kế hoạch khi cần thiết, và có hành động thích ứng thì thoả mãn yếu tố này
CÁC BIỆN PHÁP AN NINH BÊN NGOÀI
(Ví dụ khoá cửa, thắp đèn sáng, theo dõi việc bốc/dỡ hàng)
Mục tiêu ngăn ngừa người xâm nhập trái phép, hoặc đưa vật liệu bất hợp pháp vào cơ sở
Công ty thiết lập ít nhất một trong các biện pháp sau đây cho tình trạng an ninh bên ngoài.
An ninh về vật chất
Khu vực xung quanh nhà xưởng trống trãi và kiên cố để ngăn ngừa sự đột nhập trái phép (thiết lập các hàng rào, dựng các bảng cấm vượt qua,…).
Cổng vào kiên cố (cài đặt ổ khóa và/hoặc hệ thống báo động và hoạt động hữu hiệu
- Kiểm tra thường xuyên vòng quanh khu vực sản xuất xem có hoạt động gì khả nghi
- Thắp đèn sáng bên ngoài để ngăn chặn các hoạt động trái phép
- Bảo vệ các ngỏ vào như cửa sổ và lỗ thông hơi.
- Bảo vệ kho chứa bên ngoài toà nhà để ngăn chận sự xâm nhập trái phép
An ninh khi chuyển/nhận hàng
- Kiểm tra các lô hàng nhận được, để xem có bị phá hoại không
- Kiểm tra các phương tiện đến và đi, để xem có hoạt động gì khả nghi
- Sắp xếp lịch trình và theo dõi các hoạt động bốc dỡ hàng
- Kiểm tra các kiện hàng nhận được
- Khoá lại hoặc niêm phong các kiện hàng gởi đi
An ninh về thư tín
- Thư tín được sắp xếp ở cách xa thực phẩm, kể cả vật liệu chế biến và thực phẩm đóng gói.
- Nhân viên nào giải quyết thư tín thì biết cách giải quyết các thư tín khả nghi.
CÁC BIỆN PHÁP AN NINH BÊN TRONG
(Ví dụ dấu hiệu, quan sát, hạn chế sử dụng) Mẫu kế hoạch phòng vệ thực phẩm
MỤC TIÊU: Bảo vệ sản phẩm khỏi bị cố ý làm độc qua tiến trình sản xuất.
Công ty thiết lập ít nhất một trong các biện pháp sau đây cho tình trạng an ninh bên trong.
Tổng quát về an ninh bên trong
- Báo cáo cho người phụ trách về các gói hàng khả nghi
- Xác định rõ ràng các khu vực hạn chế
- Kiểm soát các vật liệu mà trước đó không ai trông coi, trước khi sử dụng
- Báo cáo cho các nhân sự thích hợp về những thay đổi bất ngờ trong hàng tồn kho (sản phẩm hoặc thiết bị)
- Thiết lập hệ thống đèn trong trường hợp khẩn cấp
- Nhận diện, kiểm tra và giám sát hệ thống cảnh báo khẩn cấp
An ninh cho khu vực sản xuất mẫu kế hoạch phòng vệ thực phẩm
- Kiểm tra nguyên phụ liệu chế biến xem có bị giả mạo không
- Bảo đảm là hồ sơ truy ra nguồn gốc sản phẩm
An ninh cho kho hàng
- Thực tập việc luân chuyển hàng tồn kho
- Hạn chế ra vào các khu vực kho hàng
- Kiểm soát nhãn hiệu và vật liệu đóng gói, để ngăn ngừa trộm cắp và lạm dụng
- Kiểm tra định kỳ các vật liệu trong kho hàng xem có bị phá hoại không
An ninh cho vật liệu chế biến/nước
- Hạn chế tiếp xúc với các bồn chứa nước sạch và hệ thống nước tái sử dụng
- Kiểm tra và hạn chế tiếp xúc các đường ống vận chuyển nước
- Kiểm soát các nguyên phụ liệu chế biến
- Yêu cầu nhà cung cấp đưa dữ kiện về sự an toàn thực phẩm/an ninh
An ninh về kiểm soát hóa chất/vật liệu độc hại
- Các hóa chất/vật liệu độc hại, kể cả thuốc trừ sâu, vật liệu lau rửa hoặc phòng thí nghiệm, và thuốc diệt trùng được cất giữ ở một khu vực riêng biệt.
- Duy trì danh sách vật liệu độc hại và hóa chất tồn kho được cập nhật Kiểm soát chất thải có tiềm năng độc hại (sinh học hay hóa học) và thải đúng cách.
CÁC BIỆN PHÁP AN NINH VỀ NHÂN SỰ
(Ví dụ xem xét các tham khảo, dùng sổ ghi khách tham quan hoặc ký-vào, hoặc kiểm soát ID)
MỤC TIÊU Để bảo đảm là chỉ có nhân sự nào được phép mới có mặt tại công ty
Công ty thiết lập ít nhất một trong các biện pháp sau đây cho tình trạng an ninh về nhân sự. Mẫu kế hoạch phòng vệ thực phẩm
An ninh về nhân sự
Thiết lập một phương pháp nhận diện hoặc xác định các nhân viên trong công ty
Tiến hành việc kiểm tra lý lịch hoặc nguồn giới thiệu các nhân viên mới
Hạn chế dụng cụ – thiết bị mà nhân viên có thể mang tới hoặc lấy đi từ cơ sở
An ninh cho ai không là nhân viên (thí dụ khách viếng, nhà thầu, khách mời, khách hàng, tài xế xe hàng).
- Giữ sổ ghi tên những ai không là nhân viên mà vào công ty
- Thiết lập một phương pháp nhận diện hoặc xác định ai không là nhân viên trong công Hạn chế những dụng cụ – thiết bị mà ai không là nhân viên có thể mang tới hoặc lấy đi từ công ty ty
- Hạn chế những ai không là nhân viên ở các khu vực quan trọng
Huấn luyện về an ninh
- Tập huấn cho nhân viên mới để hiểu biết các biện pháp an ninh
- Tập huấn định kỳ cho nhân viên về các biện pháp an ninh
- Tập huấn cho nhân viên để báo cáo các hoạt động khả nghi hoặc quan sát bất thường
CÁC BIỆN PHÁP AN NINH PHẢN ỨNG KHI CÓ SỰ CỐ
(Ví dụ tài liệu tham khảo kế hoạch cho trường hợp khẩn cấp, kế hoạch an ninh và tài liệu khác)
MỤC TIÊU Phản ứng nhanh chóng khi có đe dọa về một sản phẩm độc hại hoặc có sự cố, sử dụng các biện pháp thuộc kế hoạch tính trước)
Công ty thiết lập ít nhất một trong các biện pháp sau đây, để phản ứng khi có sự cố.
Điều tra các lo ngại về an ninh mẫu kế hoạch phòng vệ thực phẩm
- Có các phương pháp bảo đảm ngăn chặn được các sản phẩm bị pha chế hoặc có tiềm năng độc hại
- Điều tra các ý kiến khách hàng
- Khuyến khích báo cáo các hoạt động bất thường
- Có sẵn thông tin cho nhân viên về cách trả lời điện thoại hoặc các mối đe dọa khác Điều tra các vi phạm an ninh được báo cáo (thí dụ, hệ thống báo động, nghi ngờ phá hoại)
An ninh cho liên lạc khẩn cấp
- Cập nhật thông tin liên lạc các nhân sự trong ban ứng phó tình huống khẩn cấp của công ty
- Cập nhật danh sách liên lạc trong trường hợp khẩn cấp
Cần tư vấn, đào tạo, nâng cấp phiên bản ISO 22000, FSSC 22000.
Mời gọi Tel 0919 099 777 Email: tuvandaotaotriphuc@gmail.com