NỘI DUNG
Thu hồi sản phẩm là điều không có nhà sản xuất nào mong muốn nhưng buộc phải khi sản phẩm có ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của công ty.
Thu hồi sản phẩm và triệu hồi sản phẩm có gì khác nhau
Thu hồi (Withdraw) là bất kỳ biện pháp nào nhằm ngăn chặn việc phân phối, trưng bày và cung cấp sản phẩm gây nguy hiểm cho người tiêu dùng.
Triệu hồi (Recall) là bất kỳ biện pháp nào nhằm thu lại sản phẩm nguy hiểm đã được cung cấp hoặc cung cấp cho người tiêu dùng bởi nhà sản xuất hoặc nhà phân phối.
Điều này nghĩa là
Dùng thuật ngữ triệu hồi khi sản phẩm đã đến tay người tiêu dùng. Sản phẩm này có để được thay thế hoặc đổi trả. Việc thu hồi sản phẩm xảy ra khi các sản phẩm bị xóa khỏi dòng thương mại vì mối đe dọa an toàn hoặc sức khỏe đáng kể.
Ví dụ triệu hồi
Một trong những khách hàng của Underwriters Liberty International là nhà phân phối chả giò được sản xuất tại Trung Quốc. Trong quá trình sản xuất dầu thực vật đã được thay thế bằng dầu đậu phộng. Khách hàng không nhận thức được sự thay thế và nhãn sản phẩm không bao gồm dầu đậu phộng, một chất gây dị ứng được biết đến có thể gây hại cho con người. Kết quả là, sản phẩm đã phải triệu hồi.
Thu hồi có nghĩa là sản phẩm chưa đến tay người tiêu dùng, còn ở trong kho nhà phân phối hoặc trưng bày. Điều này xảy ra khi một sản phẩm bị cấm bán vì các yếu tố liên quan đến chất lượng không có khả năng gây thương tích cho người tiêu dùng.
Ví dụ thu hồi
bao gồm một chiếc bánh có thành phần bị thiếu hoặc lỗi sản xuất như nhiệt độ nướng không chính xác ảnh hưởng đến hình thức hoặc mùi vị của sản phẩm. Nó có thể là một sản phẩm được dán nhãn sai trọng lượng, hoặc một loại đồ uống bị xì hơi. Đây thường là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến uy tín của sản phẩm nếu được bán cho người tiêu dùng.
Tại sao sự khác biệt lại quan trọng?
Thu hồi sản phẩm hoặc Triệu hồi sản phẩm xảy ra vì những lý do khác nhau, nhưng cả hai có thể rất tốn kém.
Mặc dù bảo hiểm có thể giảm chi phí cho việc triệu hồi nhưng có rất ít công ty chú ý đến việc này. Vì vậy tổn thất là rất lớn.
Các mức độ của triệu hồi
Mức 1
Sản phẩm gây vấn đề nghiệm trọng cho sức khỏe con người thậm chí tử vong nếu dùng sản phẩm.
Ví dụ hiện diện các chất dị ứng nhưng không khai báo trên nhãn.
Mức 2
Sản phẩm có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng có khả năng kiểm soát. Như sản phẩm ăn liền có sự hiện diện của Listeria monocytogen
Mức 3
Sản phẩm không có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng có vấn đề về chất lượng.
Phát lệnh triệu hồi
- Khi sản phẩm phát hiện có sự hiện diện của vi sinh vật gây bệnh
- Khiếu nại của khách hàng.
- Cảnh báo của cơ quan chức năng
- Thông tin sai nhãn
Kịch bản triệu hồi sản phẩm
Bất chấp những nỗ lực tốt nhất trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm chất lượng nhưng thu hồi hoặc triệu vẫn có thể xảy ra. Nên các công ty phải chuẩn bị kịch bản thu hồi khi xảy ra trong thực tế.
Một chương trình được thiết kế đúng có thể làm giảm tác dụng của triệu hồi trên thị trường và bảo vệ công ty và thương hiệu
10 bước để thực hiện thu hồi hoặc triệu hồi
- Lập ban triệu hồi
- Các hồ sơ liên quan
- Danh sách các nơi triệu hồi
- Hệ thống truy vết nguồn gốc từ nguyên liệu, chế biến, đóng gói, lưu trữ
- Hồ sơ sản xuất
- Hồ sơ phân phối sản phẩm
- Hồ sơ đã thu hồi
- Diễn tả từng bước phải thực hiện khi xảy ra sự cố
- Kế hoạch đánh giá kết quả thu hồi
- Cập nhật và kiểm tra kịch bản triệu hồi.
Cần tư vấn về FSSC 22000, ISO 22000, HACCP mời gọi 0919 099 777
Xem thêm luật hiện đại hóa của Mỹ
Xem thêm FSSC 22000 Phiên bản 5