Nội kiểm tra chất lượng xét nghiệm

2709

Nên chọn mấy mức nồng độ cho nội kiểm tra chất lượng xét nghiệm?

Đây là câu hỏi không phải khó hay có gì mới, nhưng không ít PXN hay nhân viên xét nghiệm còn đang mơ hồ về vấn đề này.

Nên thực hiện nội kiểm QC với mấy mức nồng độ nào ?

Tại sao bạn cần nội kiểm tra chất lượng xét nghiệm ở nhiều mức nồng độ khác nhau ?

Khi được hỏi tại sao lại chỉ thực hiên nội kiểm tra chất lượng xét nghiệm ở một mức nồng độ. Hầu hết các bạn đều trả lời rằng thấy cần thiết hoặc để tiết kiệm.

 Chúng tôi phải nói ngay rằng việc chỉ chạy nội kiểm ở một mức nồng độ là không được chấp nhập và cũng không giúp tiết kiệm.

Thông thường theo khuyến cáo của bộ ISO  các xét nghiệm hoá sinh, đông máu ta nội kiểm ở 2 mức nồng độ là bình thường và bất thường cao.

Còn các xét nghiệm đinh tính là 2 mức nồng độ âm tính và dương tính.

Tuy nhiên một số phòng xét nghiệm chỉ thực hiện ở  mức nồng  bình thường. Điều này dẫn đến việc chỉ kiểm soát được các kết quả bệnh nhân bình thường.

Khi kết quả bất thường thì bạn sẽ không biết có chính xác hay không vì bạn không kiểm soát ở các nồng độ giá trị đó.

Đôi khi ở những giá trị bình thường có thể ra đúng nhưng ở giá trị bất thường thì lại không đúng.

Hãy xem xét lại các quy luật Westgard trong kiểm soát chất lượng

Rõ ràng trong các quy tắc westgard,  không chỉ nói đến các vi phạm đơn quy tắc mà còn rất nhiều các vi phạm đa quy tắc như 22s, R4s, 41s hay 31s.

Bị coi là vi phạm khi kết quả QC có:

  • Cùng 1 nồng độ ở 3 lần liên tiếp nằm cùng một phía trong khoảng từ -1SD đến 2SD hoặc từ +1SD đến +2SD
  • Kết quả QC của 2 mức nồng độ khác nhau trong 2 lần liên tiếp nằm cùng một phía trong khoảng +1SD đến +2SD hoặc -1SD đến -2SD thì không thấy vi phạm và bạn vẫn tiếp tục trả kết quả cho bệnh nhân.

Nếu chạy 2 mức nồng độ và kết quả mức nồng độ thứ 2 này cũng trong khoảng +1SD đến +2SD thì là vi phạm điều khoản.

Và đây là 1 sai số hệ thống, bạn cần xử lý. Như vậy bằng việc chạy nhiều mức nồng độ bạn đã sớm phát hiện ra lỗi để khắc phục, từ đó đảm bảo kết quả trả cho bệnh nhân là chính xác.

 Chạy nội kiểm ở 1 mức nồng độ có tiết kiệm chi phí hay không ?

Rõ ràng nếu nhìn sơ qua sẽ thấy nội kiểm ở 1 mức nồng độ sẽ tốn ít hoá chất hơn, tiết kiệm hơn.

Nhưng nhìn sâu vào vấn đề bạn sẽ thấy. Việc không kiểm soát ở các nồng độ bất thường. Khi kết quả bệnh nhân là bất thường thì bạn sẽ không chắc chắn. Khi đó quyết định của bạn là phải chạy lại mẫu để khẳng định.

Như vậy sẽ gây ra tốn kém hơn mà kết quả vẫn chưa chắc đã chính xác.

Bằng việc chạy nhiều mức nồng độ bạn sẽ phát hiện được sớm các lỗi hệ thống, khắc phục sớm hơn khi làm xét nghiệm, tránh tình trang chạy lại mẫu một cách vô ích.

Như vậy nếu chạy 1 mức nồng độ chưa chắc đã tiết kiệm mà thậm chí còn tốn kém nữa.

Tuy nhiên khi bạn chạy nhiều mức nồng độ (2 hoặc thậm chí 3 mức nồng độ) đòi hỏi bạn phải có kiến thức tốt về nội kiểm để đánh giá và xem xét xem nồng độ như thế nào.

Để giúp cho kết quả xét nghiệm đạt chính xác cao. Tốt nhất cho các QC nhiều mức nồng độ.

Cần tư vấn về ISO 15189 mời gọi Tel 0919 099 777

Xem thêm biểu đồ Levey-Jeninngs

Xem thêm cách vẽ biểu đồ Levey-Jeninngs bằng excel