NỘI DUNG
Đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng
- Đảm bảo chất lượng trong phòng thí nghiệm lâm sàng là một hệ thống mà bao gồm các yếu tố trước xét nghiệm, trong quá trình xét nghiệm và sau xét nghiệm.
- Kiểm soát chất lượng là một phần của hệ thống đảm bảo chất lượng.
- Kiểm soát chất lượng thường được dùng để kiểm tra giai đoạn phân tích xét nghiệm mẫu của bệnh nhân.
- Đây là một quá trình hoặc hệ thống trong việc định hướng chất lượng của xét nghiệm tại phòng thí nghiệm và độ chụm cũng như độ tin cậy của các kết quả xét nghiệm
- Các mẫu kiểm soát chất lượng thường được kiểm tra cùng với mẫu của bệnh nhân để giám sát hiệu quả của việc xét nghiệm.
Nếu các mẫu kiểm soát chất lượng có nồng độ đã biết không cho kết quả mong đợi, có thể hiểu đó là sai sót ảnh hưởng đến kết quả của bệnh nhân
Mục đích của kiểm soát chất lượng
Kiểm soát chất lượng được dùng để giám sát cả độ chụm và độ chính xác của xét nghiệm từ đó đưa ra các kết quả có độ tin cây
Chuẩn bị cho kiểm soát chất lượng
- Nồng độ đã biết của chất phân tích
- Sử dụng 2 hoặc nhiều mức độ của việc kiểm soát
- Việc kiểm soát được thực hiện hàng ngày, thường khi tiến hành công việc.
- Việc kiểm soát được thực hiện trước khi phân tích mẫu của bệnh nhân và trả kết quả.
- Được dùng để xác nhận độ tin cậy của hệ thống xét nghiệm
Tại sao phải thực hiện kiểm soát chất lượng
- Để xác nhận độ tin cậy của hệ thống xét nghiệm
- Đưa ra bằng chứng rằng các kết quả xét nghiệm của bệnh nhân là đúng và phương pháp là chính xác
Độ chụm là: khả năng lặp lại hoặc gần nhau nhất của các kết quả
Nguyên nhân độ chụm không chính xác
- Nhiệt độ thất thường (thay đổi )
- Plugged dilutor
- Các vấn đề với quang kế
Độ chính xác là: sự gần nhất của kết quả phép đo với giá trị thực
- Nguyên nhân của độ chính xác không đúng
- Cuvet bẩn
- Trộn mẫu không đều
- Sự bay hơi của mẫu chứng
- Sự bay hơi của mẫu chuẩn
- Sinh phẩm bị hỏng
- Thao tác pipet không đúng
Sự không chính xác và không đúng
- Nhiệt độ thất thường (thay đổi)
- Plugged dilutor
- Các vấn đề với quang kế
- Cuvet bẩn
- Trộn mẫu không đều
- Sự bay hơi của mẫu chứng
- Sự bay hơi của mẫu chuẩn
- Sinh phẩm bị hỏng
- Thao tác pipet không đúng
Độ tin cậy là: khă năng duy trì độ chụm và độ chính xác
Tóm lại
- Kiểm soát chất lượng được dùng để giám sát cả độ chụm và độ chính xác của phương pháp để có được kết quả tin cậy.
Các phép tính thống kê
Giá trị trung bình – Mean ( x )
- Giá trị trung bình được tính toán
Độ lệch chuẩn – SD (s)
- Tính toán được dùng trong phòng thí nghiệm để đo sự phân tán của một nhóm các giá trị xung quanh giá trị trung bình
Khoảng tin cậy 95% =
- Khoảng được xác định bởi hai số này
- Mean ( x ) – 2 x SD (s)
- Mean ( x ) + 2 x SD (s)
Dựa vào phân bố chuẩn của kết quả (đường cong phân bố hình quả chuông), kết quả sẽ nằm trong khoảng tin cậy sau:
- 68% sẽ là 1 SD ở trên và ở dưới giá trị trung bình
- 95% sẽ là 2 SD ở trên và ở dưới giá trị trung bình
- 99% sẽ là 3 SD ở trên và ở dưới giá trị trung bình
- 95% khoảng tin cậy là giới hạn quan trọng nhất được dùng.
Hệ số biến thiên (CV)
- CV là một số phần trăm để đơn giản sự so sánh các độ lệch chuẩn của các kết quả kiểm soát chất lượng QC.
- CVs của máy phân tích có độ chụm cao có thể thấp hơn 1%.
- Công thức tính CV = (SDX100)/X
Xem thêm bài viết về ISO 15189