NỘI DUNG
Mục đích của chỉ số chất lượng xét nghiệm
- Chỉ rõ hiệu quả của một quá trình thực hiện
- Xác định chất lượng của dịch vụ
- Nêu bật các lo ngại tiềm ẩn về chất lượng
- Xác định các vấn đề cần nghiên cứu và điều tra
- Theo dõi các thay đổi theo thời gian
Đây cũng làm một yêu cầu trong ISO 15189:2012
7 bước xây dựng chỉ số chất lượng xét nghiệm
- Mục tiêu: chúng ta sẽ đo lường cái gì
- Phương pháp: thu thập số liệu gì, ai làm, tần suất, có thực hiện được không
- Giới hạn: thiết lập mức chấp nhận
- Trình bày: Diễn giải bằng lời hoặc biểu đồ
- Diễn giải: có ảnh hưởng đến chất lượng không, có xác định xu hướng không
- Các hạn chế: các biến số đo lường không theo đúng mục tiêu
- Kế hoạch: làm gì nếu các chỉ số không đạt yêu cầu và đạt yêu cầu
Các chú ý khi xác lập chỉ số đo lường
- Không thiết lập chỉ số chất lượng quá nhiều
- Kết nối các đo lường với các yếu tố
- Sự đo lường cần dựa vào nhu cầu của khách hàng
- Sự đo lường cần bắt đầu từ cấp lãnh đạo đến nhân viên
- Sự đo lường thay đổi khi các chính sách, quy định của bệnh viện hay phòng xét nghiệm thay đổi
- Sự đo lường nên có mục tiêu dựa trên kết quả khảo sát
Một số chỉ tiêu chất lượng thường xác định
- Thời gian trả kết quả
- Kết quả ngoại kiểm
- Sự hài lòng khách hàng
- Tỉ lệ mẫu bị từ chối
- Tỉ lệ tạp nhiễm trong mẫu cấy máu
- Tỉ lệ thu thập lượng máu không đạt yêu cầu
Cần tư vấn ISO 15189 mời gọi Tel 0919 099 777
Xem thêm bài viết xây dựng chỉ số chất lượng xét nghiệm
Xem thêm xây dựng bộ chỉ số đo lường chất lượng khám chữa bệnh