Khởi nghiệp kinh doanh là sự lựa chọn nghề nghiệp có sức hấp dẫn. Nhưng nhiều quyết định phải được thực hiện trước khi đưa ra và quản lý một việc kinh doanh mới, bất kể quy mô nó thế nào bạn cần phải trả lời các câu hỏi sau:
- Bạn có thực sự muốn chịu trách nhiệm đối với công việc kinh doanh hay không
- Sản phẩm và dịch vụ có đáp ứng nhu cầu của khách hàng không
- Khách hàng ở đâu cần sản phẩm của bạn
- Liệu công việc kinh doanh có tiềm năng và đủ để trang trải lương và các khoản chi phí cho bạn và nhân viên
- Làm cách nào để bạn huy động vốn khi bắt đầu hoạt động kinh doanh
- Bạn có làm việc thường xuyên hay bán thời gian cho việc kinh doanh hay làm việc với đối tác.
Không có câu trả lời đúng hay sai cho câu hỏi trên, thực tế phải dựa vào nhận định của mỗi người. Mỗi doanh nghiệp khở nghiệp cần thu thập lời khuyên và tư vấn nhiều nhất có thể trước khi quyết định.
Thách thức đối với doanh nghiệp khởi nghiệp là cân bằng giữa tính quyết đoán và sự thận trọng, là một người hành động không chần chừa trước khi nắm lấy cơ hội và vào cùng thời điểm cần sẵn sàng tận dụng cơ hội bằng các thực hiện tất cả các công việc.
Các công việc chuẩn bị gồm:
- Đánh giá cơ hội thị trường
- Phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ
- Chuẩn bị kế hoạch kinh doanh
- Tính toán số vốn cần thiết, thu xếp để có đủ số vốn đó
- Động lực: điều gì khuyến khích sự khởi động một việc kinh doanh, chỉ đơn thuần là tiền bạc.
- Chiến lược: chiến lược như thế nào đối với việc phân biệt sản phẩm và dịch vụ, có kế hoạch cạnh tranh chỉ trên cơ sở giá bán.
- Tầm nhìn thực tế: ngân sách hoạt động của doanh nghiệp bị thiếu dẫn đến nhiều doanh nghiệp bị đổ bể. Trong kế hoạch kinh doanh, các doanh nghiệp thường không tính hết được những chi phí khởi sự doanh nghiệp và dự báo cao hơn về tổng doanh thu. Một số nhà phân tích thường cộng thêm 50% vào dự toán chi phí cuối cùng và giảm doanh số bán hàng trong dự án. Chỉ khi đó doanh nghiệp mới sinh dòng tiền mặt và quyết định xem mình đã sẵn sàng đưa ra thị trường một sản phẩm dịch mới hay chưa.