Lý thuyết trò chơi-suy luận ngược

1117

Lý thuyết trò chơi minh họa  cho suy luận ngược về đến từ việc xem xét liệu hòa bình có thể được duy trì như thế nào sau một loạt các hành động đối kháng song phương.

Chúng tôi muốn lấy một ví dụ phần nào mang tính giả định. Sudan là một nước tương đối yếu đang bị đe dọa tấn công bởi nước láng giềng Libya. Nếu như hai nước này bằng cách nào đó nằm biệt lập khỏi thế giới thì sẽ chẳng có gì ngăn cản Libya tấn công và chiếm Sudan.

Trong khi hai nước láng giềng đối kháng có thể không duy trì được hòa bình thì sự có mặt của bên thứ ba có thể tạo ra sự cản trở cần thiết. Trong trường hợp của Sudan và Libya, nguyên tắc này có thể được gọi là “Kẻ thù của kè thù là bạn của ta”. Mối nguy hiểm đối với Libya là nếu họ đánh Sudan, họ sẽ phải rút bớt quân đội từ biên giới phía đông giáp Ai Cập.

Mặc dù Ai Cập không muốn tấn công nước Libya đầy sức mạnh nhưng nếu Libya yếu đi từ cuộc chiến tranh với Sudan thì đó có thể là một cơ hội mời gọi đối với người Ai Cập để giai quyết với anh bạn láng giềng hay gây gổ. Libya có thể (hoặc ít nhất cần phải) suy luận ngược về để dự đoán được khả năng Ai Cập tấn công mình khi họ đang vướng bận với Sudan.

Hóa ra là Sudan lại được an toàn. Nhưng nếu dừng chuỗi suy nghĩ về ba nước ở đây sẽ dẫn đến một cảm nhận sai lầm về an ninh.

Nếu ba nước tạo ra thế ổn định, thì buốn nước sẽ ra sao? Hãy thêm Israel vào. Nếu Ai Cập tấn công Libya, điều này có thể khiến Israel mở cuộc tấn công. Trước khi Sadat và Begin bình thường hóa quan hệ, đó sẽ là một mối đe dọa thực sử đối với Ai Cập. Vào những năm trước 1978.

Libya có ít lý do hơn để lo ngại cuộc tấn công của Ai Cập bởi sự không an toàn của Ai Cập trong quan hệ với Israel. Kết quả là Sudan không thể trông đợi vào việc Ai Cập sẽ kiểm soát tham vọng bành trướng của Libya[1]. Với quan hệ được cải thiện hơn giữa Israel và Ai Cập, chuỗi suy luận ngược về dừng lại ở Ai Cập, và Sudan được an toàn, ít nhất là trong hiện tại.

Ví dụ về sự ngăn trở này tất nhiên đã được hư cấu. Về bản chất nó hàm ý việc một nước bị tấn công hay không phụ thuộc vào việc có nó hàm ý việc một nước bị tấn công hay không phụ thuộc vào việc có một số chẵn hay lẻ các mối liên hệ trong chuỗi những kẻ có thể phản bội.

Một kịch bản thực tế hơn sẽ xem xét tất cả những mối quan hệ phức tạp giữa các quốc gia và cung cấp chi tiết hơn về khả năng họ tần công lẫn nhau. Ngoài ra ở đây còn có một nhận xét quan trọng nữa: kết cục của các trò chơi phụ thuộc rất nhiều vào việc có bao nhiêu người chơi tham gia vào đó. Nhiều người hơn có thể tốt hơn và sau đó lại trở thành xấu hơn, thậm chí ngay cả trong cùng một trò chơi.

Nhận định rằng hai quốc gia đối kháng làm cho quan hệ láng giềng không ổn định trong khi ba kẻ đối kháng lại có thể khôi phục sự ổn định không hàm ý rằng bốn kẻ sẽ còn tốt hơn nữa; trong trường hợp nay thì bốn cũng giống như hai[2].

Để phát triển ý tưởng này thêm nữa, chúng tôi muốn bạn đọc thêm tình huống “Đấu súng tay ba” trong tập hợp các bài tập tình huống ở chương cuối cuốn sách này. Ba kẻ đối kháng, mỗi người có một năng lực khác nhau, phải quyết định xem họ sẽ tấn công ai. Bạn có thể thấy câu trả lời sẽ làm bạn ngạc nhiên

[1] Như vậy chúng ta sẽ có “kẻ thù của kẻ thù không phải là bạn của ta”

[2] Thực tế nếu có một số lẻ các quốc gia trong chuỗi suy luận thì A sẽ được an toàn. Nếu chuỗi có một số chẵn các quốc gia thì B sẽ tấn công A; sau cuộc tấn công của B, chuỗi sẽ còn lại một số lẻ các quốc gia và B sẽ an toàn.

Trang chủ

Bài viết quản trị