NỘI DUNG
Hệ thống quản trị của doanh nghiệp tư nhân
Hình thức thường thấy trong các doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp vừa và nhỏ ở giai đoạn đầu lập nghiệp là quản lý theo mô hình gia đình. Cách quản lý này có ưu điểm là dễ vận hành.
Mối quan hệ trong gia đình thể hiện sự gần gũi, tôn trọng giữa người lớn và người nhỏ chứ không phải là năng lực chuyên môn và mọi việc thì có thể cùng nhau làm.
Chủ doanh nghiệp là người trãi qua nhiều khó khăn vất vả trong quá trình lập nghiệp, nền tảng quyết sách của họ là trực giác và kinh nghiệm cá nhân nên luôn đưa ra những quyết định nhanh chóng. Vì thế kết cấu tổ chức đơn giản, không có nhiều quy tắc điều lệ, không cần quy trình, cơ chế vận hành. Mọi quyết định đều được chủ doanh nghiệp đưa ra va thực hiện tức thì.
Khi có xung đột, lấy tình thân để giải quyết và vì tin tưởng nên dễ dàng bỏ qua. Vì vậy trong giai đoạn đầu phát triển quản lý theo mô hình gia đình là điều tất yếu.
Tuy nhiên, khi quy mô doanh nghiệp phát triển, yêu cầu đối với việc quản lý nâng cao thì cách quản lý này lại bộc lộ nhược điểm:
- Tài sản chung tạo nên giữa các thành viên không rõ ràng, thiếu những quy định mang tính pháp lý, từ đó dễ xảy ra tranh chấp.
- Thiếu cơ chế quản lý khoa học, tâm lý chủ quan .
Ví dụ, theo quy định, nhân viên đi trễ hoặc nghỉ không phép sẽ bị xử lý, nhưng nếu nhân viên đó là người thân, chủ doanh nghiệp sẽ phân vân khi xử lý, thậm chí bỏ qua. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp cũng như làm gương cho các nhân viên khác.
Những người thân trong gia đình do thiếu kiến thức và sự bồi dưỡng về kinh doanh, quản lý nhưng được đề bạt ở những vị trí cao. Các nhân viên là người ngoài dù có năng lực và kiến thức rộng vẫn không có đất dụng võ, điều này dẫn đến người tài sẽ không gắn bó lâu dài với công ty và một điều tất yếu là không ty không thể lớn mạnh hơn nữa.
Lập nghiệp có thể dùng phương pháp gia đình trị nhưng một khi doanh nghiệp trên đà phát triển thì nhất định phải thay đổi mô hình quản lý .
Sử dụng con người trong doanh nghiệp tư nhân
Chủ doanh nghiệp đã tốn rất nhiều công sức để gầy dựng nên việc quản lý hay thực hiện công việc đều phải giao cho những người đủ tin cậy, vì thế ở những vị trí quan trọng chỉ tuyển những người có quan hệ thân thiết để tránh rủi ro và thất thoát. Phương thức này dần bộc lộ mặt tiêu cực của nó
- Người tin cậy nhưng lại không có năng lực,
- Nhìn đâu cũng thấy người thân nên khó quản lý, mọi thứ đều không minh bạch
- Người thân nào cũng có quyền ra quyết định nên nhân viên không biết phải nghe theo ai
Một số vấn đề thường gặp phải trong quản lý con người trong các doanh nghiệp tư nhân
Kỳ vọng quá cao vào nhân viên: chủ doanh nghiệp cho rằng khi đã dùng một người nào đó, người đó phải mang lại cho doanh nghiệp thật nhiều lợi nhuận. Nếu không đáp ứng, nhân viên lập tức bị sa thải mà không hề báo trước.
Quản lý nhân viên như một đứa trẻ: chủ doanh nghiệp cho rằng, nhân viên là người làm công nên chỉ việc tuân thủ mọi mệnh lệnh, tự trọng vốn có của mỗi con người
Chế độ ưu đãi thấp: chủ doanh nghiệp tính toán để nhân viên phải làm việc tận sức, không quan tâm đến nổi vất vả của họ, mọi sai sót đều bị trừ lương
Không tạo môi trường để người tài phát huy năng l: vì chức trách không rõ ràng, nhiều người có chức nhưng không có quyền, bất kỳ việc gì cũng đụng chạm đến lợi ích của các thành viên trong gia đình nên công việc thường bị đình trệ.
Vì thế, quản lý doanh nghiệp cần được thực hiện một cách có hệ thống và có phương pháp, nó phụ thuộc vào năng lực, tố chất của người quản lý chứ không phải là quan hệ huyết thống, các quyết sách của doanh nghiệp cần dân chủ hóa để tập hợp được nhiều nguồn lực trí tuệ.