Lãng phí và công suất dư thừa

885

Sự lãng phí

Các doanh nhân ưa thích sự lãng phí, việc này đưa đến ý tưởng rằng họ có thể gia tăng lợi nhuận vào các bước đi đơn giản, không cần tranh cãi. Vậy liệu có thể tạo ra tác động lớn trong hoạt động kinh doanh bằng cách cắt giảm lãng phí không.

Hãng hàng không British Airways phải vất vả đấu tranh với thực tế là họ trả lượng cho phi đoàn bay cao gấp đôi so các hãng hàng không giá rẻ khác. Một khoảng lãng phí rõ ràng nhưng không dễ giải quyết. công ty có thể lập luận rằng mức lương họ trả cao hơn mức giới hạn bởi các tiêu chuẩn ngày nay, nhưng hãy nhớ rằng phi đoàn bay đã gây dựng cuộc sống dựa trên giải định rằng họ có thể đạt mức lương đó cho đến khi về hưu. Họ sẽ không từ bỏ mà không đấu tranh và trong quá trình đấu tranh, họ có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho hàng.

Việc quản lý là có cơ sở nhưng có thể không đi đúng hướng. Một nhà bình luận có hỏi ông chủ tịch hang British Airways rằng ông làm gì nếu có đình công, ông trả lời: “ ông sẽ dành rất nhiều thời gian với các cổ đông vì có thể họ bắt đầu nghĩ ông mới là người có vấn đề”.

Lãng phí như bụi trong nhà, chúng luôn len lỏi bám vào tất cả các vật dụng trong nhà và lúc nào bạn cũng bận chân bận tay lau dọn. Lau chùi giúp căn nhà trở nên đẹp đẽ hơn, nhưng lau dọn, chà rửa chỉ làm nó sạch sẽ chứ không biến thành lâu đài được.

Công suất dư thừa

Đối với một số ngành kinh doanh rất dễ nhận biết liệu có dư thừa công suất không, nếu là công ty dịch vụ chuyên nghiệp, các nhân viên phải điền đầy đủ thông tin vào sổ chấm công, nhờ đó bạn biết liệu mình có đủ việc cho các nhân viên hay không.

Nếu là tài xế taxi, bạn sẽ biết liệu mình có dành quá nhiều thời gian chờ đợi ở bãi đậu xe hay chạy lòng vòng để tìm khách thay vì chở khách, dù vậy trong nhiều lĩnh vực dư thừa công suất khó phát hiện.

Không ai trong công ty thực sự quan tâm đến câu hỏi: Đâu là mối quan hệ giữa thu nhập và số nhân viên được thuê. Có 3 vấn đề cần chú ý cho câu hỏi này

Chúng tôi có 25% nhân viên nhiều hơn mức cần thiết để giao việc dù vậy ai ai cũng có vẻ cực kỳ bận rộn mọi lúc mọi nơi và chúng tôi vẫn thu được lợi nhuận đáng kể.

Điều này mang đến tình thế lưỡng nan nhưng có thể sẽ biến mất khi công ty lớn mạnh. Đôi khi nhân viên bận rộn nhưng là đang làm những việc vu vơ, người quản lý phải biết để loại trừ các việc như thế. Chỉ cần vẫn đạt kết quả tốt thì không ai thú nhận rằng mình dư thời gian cả. Ít nhất những ai giỏi hơn sẽ xác định được điều cần làm có ích với thời gian dư đó, nhưng một số khác thì không.

Thật khó để đánh giá thế nào là đã đáp ứng công suất, nhưng vẫn cần tiến hành nhiều cuộc kiểm tra hợp lý. Cần phải tìm ra tỉ lệ công việc và so sánh tỉ lệ với các tiêu chuẩn khác nếu tìm được các tiêu chuẩn ấy. Ngay khi bạn không tìm ra chỉ số bên ngoài để so sánh thì việc tìm ra xem mọi việc đang diễn ra thế nào cũng coi như một khám phá. Đừng chờ đợi người khác nói cho bạn biết về sự tồn tại của công suất dư thừa, ngay cả khi sự dư thừa ấy đứng trước mắt họ họ cũng không nhận ra, và nếu nhận ra chắc gì họ thừa nhận. Không ai khác hơn ngoài bạn phải bắt tay vào đánh giá.

Alastair Dryburgh

Trang chủ

Các bài viết về quản trị