NỘI DUNG
Làm sao để trình bày điều gì đó theo hướng dễ hiểu hơn hoặc làm nó trở nên thuyết phục hơn, chúng ta sẽ xem xét tám ví dụ khác nhau về cách thức sử dụng ngôn ngữ sao cho thuyết phục
Liên kết các ý tưởng khi nói
Khả năng liên kết được hai ý tưởng với nhau một cách liền mạch có thể là một công cụ thuyết phục mạnh mẽ. Sự liền lạc đó xuất phát từ ngôn từ bạn sử dụng cũng như cách nói của bạn.
Tám kỹ thật diễn đạt này sẽ phát huy hiệu quả khi bạn chú ý đến âm điệu của giọng nói, nói nhỏ nhẹ từ tốn sẽ tạo bước khởi đầu tốt đẹp.
Khéo léo đưa ra yêu cầu khi diễn đạt lời nói
Ở đây, mệnh lệnh hoặc lời hướng dẫn được đưa ra ở mức có thể chấp nhận bằng cách sử dụng dạng câu hỏi. Thậm chí bạn có thể nói gián tiếp như Ở ĐÂY GIÓ QUÁ. Có nhiều cách sử dụng ngôn ngữ một cách khéo léo để chuyển câu mệnh lệnh thành lời yêu cầu lịch sự
Đặt câu hỏi một cách khôn khéo
Sự khác biệt giữa việc nói CHO TÔI BIẾT (thường được nói với giọng điệu gay gắt hoặc ra lệnh) và TÔI THẬT SỰ MUỐN BIẾT hay TÔI MUỐN HIỂU (có xu hướng được sử dụng với âm điệu nhẹ nhàng hơn)
Cụm từ CHO TÔI BIẾT có thể khiến người khác tức giận và gây ra tác động hoàn toàn trái ngược với những gì bạn muốn nói.
Hiểu và vận dụng hợp lý lời nói phủ định
Bộ não con người không nghe những điều mang tính phủ định như KHÔNG, ĐỪNG, CHỚ. Điều này nghe có vẻ không đúng, nhưng hãy nghĩ về việc nói với những đứa trẻ, ĐỪNG CHẠM VÀO NÓ, nhiều khả năng là chúng sẽ chạm vào.
Tâm trí con người bị thu hút vào khía cạnh khẳng định trong lời nói nghĩa là CHẠM VÀO NÓ do đó sẽ gây ra tác động ngược lại với kết quả mong muốn.
Vì thế hãy nói điều bạn mong muốn chứ đừng nói điều bạn không mong muốn
Sức mạnh của câu trích dẫn khi nói
Khi bạn khuyên một ai đó khi họ thật sự chưa cần, lời khuyên của bạn có thể bị bỏ ngoài tai vì việc lên mặt và ra vẻ hiểu biết thường không phải là cách làm khôn ngoan để giành được tình cảm bạn bè và gây ảnh hưởng đến người khác.
Sử dụng câu nói của người nổi tiếng người khác sẽ dễ tiếp nhận và nghe theo nhiều hơn.
Sử dụng các giả định
Bạn muốn người khác làm điều gì đó nhưng lại không để họ tự do hành động, vì thế bạn đưa ra một số lựa chọn hạn chế để họ không nghỉ gì nhiều. BẠN THÍCH CÁI NÀY KHÔNG và dĩ nhiên họ sẽ nói KHÔNG THÍCH.
Người bán hang không bao giờ hỏi bạn liệu bạn có thích sản phẩm họ hay không thay vào đó họ nói ANH CHỊ THÍCH MÀU XANH HAY MÀU ĐỎ, ANH CHỊ MUỐN LẤY NGAY HAY CHÚNG TÔI CUYỂN ĐẾN NHÀ, ANH CHỊ MUỐN MUA MỘT HỘP HAY HAI HỘP…
Sử dụng những hình ảnh ẩn dụ
Hình ảnh ẩn dụ giải thích rõ ràng các ý tưởng, khái niệm, giúp người nói truyền đạt thông điệp theo cách thức thú vị hấp dẫn hơn
Sử dụng các câu chuyện
Khi bạn kể chuyện, mọi người cảm thấy thư giãn và cởi mở hơn với những ý kiến đề xuất lồng ghép vào đó, họ sẵn sang tiếp nhận và học hỏi theo cách hoàn toàn vô thức.
Các tình huống nghiên cứu là một trong những ứng dụng thành công khi sử dụng câu chuyện làm minh họa. Khi đó người nghe có quyền lựa chọn liệu quan điểm mà bạn đang trình bày có áp dụng cho hoàn cảnh của họ không. Đây là cách khuyên bảo theo cách tinh tế với thái độ hòa hợp và làm người nghe cảm thấy hứng thú.