Kỹ năng thương lượng -P10

842

Đưa ra lời đề nghị trong thương lượng

Trong quá trình lập kế hoạch cho cuộc thương lượng, điều quan trọng là bạn cần quyết định sớm biệc bạn muốn đưa ra đề nghị trước hay trả lời đề nghị do đối phương đưa ra trước. Quyết định này là một phần chủ yếu của chiến lược thương lượng.

thuong-luong-can-tho10

Đưa ra những lựa chọn mở

Hãy tạo ra nhiều cơ hội cho kế hoạch hành động của bạn khi tiến hành thương lượng. Đừng đưa ra những tuyên bố khẳng định như đinh đóng cột rằng lập trường của bạn không thay đổi được, hãy đưa ra đề nghị nhưng vẫn còn khả năng để hai bên có thể nhượng bộ bất cứ lúc nào.

Tương tự, bạn cũng đừng buộc đối phương vào thế quá sớm, họ cũng cần có cơ hội để hành động, tránh dồn đối phương vào chần tường hoặc ép họ hứa quá sớm, như vậy bạn sẽ làm giảm khả năng lựa chọn của họ khi bạn đưa ra nhượng bộ sau đó.

Chọn thời điểm đưa ra lời đề nghị

Kết quả của tất cả những cuộc thương lượng phụ thuộc vào sự trình bày và thảo luận những đề nghị của các bên liên quan. Những đề nghị này sẽ được mở rộng và thảo luận cho đến khi đạt được sự thống nhất. Sẽ có nhiều lợi thế cho bạn nếu như để đối phương đưa ra đề nghị mở đầu vì bạn có thể thấy ít có khoảng cách giữa yêu cầu của họ và mong muốn của bạn hơn là bạn dự đoán. Nếu vậy, hãy điều chỉnh chiến lược của bạn cho phù hợp.

Trình bày đề nghị

Điều quan trọng là bạn phải trình bày đề nghị đầu tiên của mình một cách lưu loát và tự tin vì đối phương sẽ quan sát bạn rất cẩn thận. Trong khi nói, hãy nhấn mạnh đế nhu cầu đạt được thỏa thuận.

Khi đưa ra đề nghị hãy giải thích những điều kiện kèm theo trước khi có yêu cầu đầu tiên. Tóm tắt một cách ngắn gọn và giữ yên lặng một chút cho thấy bạn đã trình bày xong đồng thời để đối phương có thời gian hiệu nội dung mà bạn trình bày.

Những điều cần chú ý khi dưa ra đề nghị trong thương lượng

  • Nên chăm chú lắng nghe đối phương
  • Nên phản đối một cách tự nhiên đề nghị đầu tiên do đối phương đưa ra
  • Nên đưa ra những đề nghị có điều kiện
  • Nên thăm dò thái độ của đối phương bằng câu hỏi: các ông thấy như thế nào nếu…
  • Ngày từ đầu không nên nhượng bộ quá nhiều
  • Không nên đưa ra những đề nghị mở đầu quá cực đoan, bạn sẽ mất uy tín nếu bạn chịu nhượng bộ
  • Đừng bao giờ nói không bao giờ
  • Không nên trả lời những câu hỏi trực tiếp bằng câu đơn giản như vâng, không
  • Sẵn sàng điều chỉnh chiến lược thương lượng nếu bạn có thể thỏa hiệp sớm trong tiến trình thương lượng

Theo Kỹ năng thượng lượng

Trang chủ

Các bài viết kỹ năng