Những quy tắc quản lý nhóm bạn phải biết

2780

Hầu hết tất cả mọi người đều mong ước được thành đạt trong cuộc sống và sự nghiệp. Nhưng khi càng lên cao, càng đảm nhiệm những chức vụ quan trọng, con người càng phải biết cách tổ chức vì chẳng ai có thể làm được những công việc lớn lao mà chỉ có một mình. Vì thế bạn cần phải học cách quản lý, không chờ đến khi làm người quản lý mà phải học ngay từ bây giờ.

Đây là những quy tắc người  quản lý nhóm cần thực hiện

  1. Khiến nhân viên tích cực và hào hứng làm việc: Hãy làm cho nhân viên tin rằng những gì họ làm có ý nghĩa rất lớn.
  2. Phải biết nhóm của bạn làm gì và hoạt động như thế nào: Một nhóm không thể hợp tác tốt với nhau khi mỗi thành viên trong nhóm chỉ tập trung vào mục tiêu của riêng mình
  3. Đặt ra những mục tiêu khả thi có thể làm được cho cả nhóm: Mục tiêu có nhiều thử thách khiến nhóm của bạn phải nổ lực nhiều hơn nữa
  4. Tổ chức những buổi họp nhóm hiệu quả: Xác định mục tiêu của cuộc họp nhóm và bảo đảm đạt đượ một điều gì đó.
  5. Làm cho cuộc hợp nhóm trở nên vui vẻ: Phải thay đổi cách họp nhóm nhàm chán chỉ một người độc diễn, cần mọi thứ trở nên sôi nổi và tham gia của tất cả nhân viên
  6. Làm cho nhóm của bạn tốt hơn: Một khi bạn gây dựng được một nhóm tốt thì nhân viên sẽ quen với việc xem bạn là người quản lý của họ.
  7. Đặt ra ranh giới của bạn: Ranh giới rõ ràng và sự không khoan nhượng phải đi kèm với một quy tắc nhất định đó là tiêu chuẩn để bạn đánh giá mọi chuyện.
  8. Sẵn sàng sa thải nhân viên của nhóm: Tỉa đi cành chết, nhánh mọc um tùm cũng như thành viên nào không làm việc hiệu quả là điều cần thiết phải làm
  9. Giao nhiệm vụ cho người khác trong mức có thể hoặc trong mức bạn dám giao: Tin tưởng và giao cho nhân viên trong nhóm tự làm việc của mình
  10. Cho phép nhân viên được mắc sai lầm: Chấp nhận sai lầm của nhân viên cho lần đầu thực hiện công việc, lần sau học sẽ làm tốt hơn.
  11. Chấp nhận những hạn chế của nhân viên: Nếu tất cả chúng ta đều có khả năng như nhau thì chúng ta không thể làm thành một nhóm vì tất cả đều là người lãnh đạo hoặc là nhân viên.
  12. Động viên nhân viên: Khen ngợi nhân viên bạn không mất mát gì cả, nhóm của bạn thất bại không có nghĩa là họ không cố gắng.
  13. Hãy hết sức khôn khéo để tìm được người phù hợp: Khi tìm được người phù hợp hãy để nhân viên tự chủ động trong công việc của mình
  14. Hãy biết nhận trách nhiệm: đổ lỗi cho thành viên trong nhóm là cách làm rất dễ nhưng nó không mang lại kết quả tốt.
  15. Khen thưởng nhóm của bạn nếu họ xứng đáng: Nếu không có nhân viên thì bạn cũng chẳng có gì mà làm cả
  16. Chuẩn bị những phương tiện tốt nhất cho nhóm của bạn: Cung cấp cho nhóm của bạn những gì tốt nhất rồi để họ tự làm phần việc của mình
  17. Hãy nhạy bén với những mâu thuẩn: bạn không thể đứng về một bên nào hết, bạn phải đưa ra hành động nhanh chóng và kiên quyết
  18. Tạo bầu không khí làm việc ấm áp: tôn trọng giá trị của từng nhân viên trong nhóm, lịch sự với họ là cách tạo bầu không khí tốt nhất
  19. Khuyến khích lòng trung thành và tinh thần làm việc theo nhóm: Bạn không nhất thiết phải yêu mến họ nhưng hãy xem họ như người một nhà như vậy mới tạo lòng trung thành và tinh thần đồng đội.
  20. Đòi hỏi cho nhóm của bạn: có thời điểm bạn cần thêm nguồn lực, bạn phải tạo ra thêm bất cứ thứ gì miễn là để cho nhân viên cảm thấy vui vẻ và hài lòng vì nhóm của bạn xứng đáng hưởng được điều đó.
  21. Đặt niềm tin vào nhân viên của bạn: Thể hiện sự tin tưởng đối với họ bằng cách đứng đằng sau, để cho họ tự mình làm việc
  22. Tôn trọng sự khác biệt của từng cá nhân: Sự khác biệt làm cho nhóm hợp tác với nhau một cách hiệu quả
  23. Lắng nghe ý kiến của người khác: Hãy nghe họ nói, lắng nghe ý tưởng, sự sáng tạo của họ
  24. Hòa nhập phong cách làm việc của bạn với từng thành viên trong nhóm: Hòa nhập là thông cảm với từng cá nhân trong nhóm và hợp tác với họ
  25. Để cho mọi người nghĩ rằng mọi người biết nhiều hơn bạn: vì điều này sẽ khiến nhân viên cảm thấy họ thực sự đặc biệt và quan trọng
  26. Không cần thiết phải luôn tham gia trong vai trò quyết định: quan trọng là bạn phải thấy được sự khác biệt giữa những chuyện quan trọng bạn cần phải quyết định và chuyện chẳng đáng tham gia
  27. Biết được vai trò của người khác: bạn không cần phải đảm nhận vai trò của nhân viên, bạn là người quản lý, hãy để cho nhân viên làm.
  28. Nói rõ cho nhân viên biết chính xác bạn trông chờ ở họ điều gì: điều này làm cho nhân viên định hướng và thực hiện theo mong đợi của bạn
  29. Hãy sẵn sàng nói TÔI ĐỒNG Ý: điều này sẽ khuyến khích sáng tạo và động lực của nhân viên
  30. Yêu cầu nhân viên đưa ra giải pháp chứ không phải chỉ đưa ra khó khăn: khi nhân viên nói có gì đó không ổn, thì bạn phải hỏi vậy anh muốn tôi làm gì với vấn đề đó

Theo Những quy tắc quản lý

Trang chủ

Xem thêm bài viết quản trị